Phương Thúy

Tiêu chí nâng bậc lương thường xuyên cho giáo viên là gì?

Thông thường tiêu chí đặt ra đầu tiên của người lao động khi tìm kiếm một công việc mới là khoản thu nhập có được từ công việc đó. Pháp luật luôn linh hoạt cho người sử dụng lao động và người lao động ký kết hợp đồng lao động được thỏa thuận về khoản tiền lương nhưng không thấp hơn lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, các vấn đề về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức lại phải tuân thủ theo các văn bản pháp luật riêng biệt. Vậy quy định đó như thế nào?

1. Luật sư tư vấn.

 

Nếu bạn đang trong tình huống khó khăn này và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho Luật Minh Gia để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

 

- Điều kiện để nâng lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức là gì?

 

- Thời gian ốm đau, chữa trị có được tính vào thời gian nâng lương hay không?

 

- Số tiền lương tối đa được nâng đối với cán bộ, công chức, viên chức là gì?

 

2. Chế độ nâng lương thường xuyên cho giáo viên.

 

Câu hỏi: Chào luật sư, Xin nhờ Luật sư tư vấn giúp em trường hợp như sau:- Tháng 12 năm 2009, trường em có cử 01 giáo viên đi học tiến sĩ.- Tháng 8 năm 2018 giáo viên này mới học xong, có giấy xác nhận đã bảo vệ luận án tiến sĩ và có quyết định tiếp nhận (tiếp nhận sau khi đi học về để tiếp tục công tác) của Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình đi học, người này có 01 lần làm thủ tục gia hạn thời gian học tập, xin ý kiến Ban giám hiệu trường em và được đồng ý. Thời gian gia hạn là 06 tháng, đến hết tháng 6 năm 2013.Tháng 01 năm 2015 (vẫn trong thời gian đi học), người này được nâng bậc lương thường xuyên. Trong quá trình đi học, người này vẫn được đánh giá, phân loại viên chức từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên và không bị vi phạm kỷ luật.Tháng 01 năm 2018, người này tạm thời chưa được nâng bậc lương thường xuyên cho đến tháng 9 năm 2018.

 

Luật sư cho hỏi:

 

- Diễn biến lương đối với người này từ tháng 1 năm 2015 đến nay có đúng hay không?

 

- Việc nâng lương thường xuyên đối với người này nên tiếp tục được thực hiện như thế nào cho đúng với các quy định của pháp luật?

 

Trân trọng cảm ơn Luật sư.

 

Trả lời câu hỏi: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, theo thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi chưa xác định được giáo viên trường bạn được tuyển dụng theo pháp luật về viên chức hay ký kết hợp đồng theo pháp luật lao động. Vì vậy chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Giả sử giáo viên mà bạn nhắc đến được tuyển dụng theo quy định pháp luật về viên chức. Tức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Điều 2 Thông tư 08/2013 TT-BNV Hướng dẫn nâng bậc lương cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định chị tiết như sau:

 

Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên.

 

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:

 

1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

 

a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

….

- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

 

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

 

….

b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

 

….

 

- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

 

c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

 

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

b) Đối với viên chức và người lao động:

 

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

 

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

…..

Theo thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin đưa ra hướng giải quyết như sau:

 

Giai đoạn từ tháng 1/2015 đến 9/2018 giáo viên mà bạn nhắc đến được cử đi học theo quyết định của nhà trường, không vi phạm kỷ luật và được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, nếu trong thời gian này viên chức vẫn nằm trong danh sách trả lương của nhà trường và chưa xếp ngạch lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh thì thời gian nâng bậc lương thường xuyên là 3 năm (đủ 36 tháng). Do đó, 1/2018 viên chức mà bạn nhắc đến được nâng lương thường xuyên.

 

Giai đoạn từ 1/2018- 9/2018 giáo viên đó được hưởng lương lương theo lương đã nâng tại thời điểm 1/2018.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169