Lò Thị Loan

Thủ tục sang tên đất khi khai nhận di sản thừa kế mà GCN QSDĐ bị mất?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Vậy trường hợp thủ tục sang tên đất khi khai nhận di sản thừa kế mà giấy chứng nhận QSDĐ mang tên người chết đã bị mất thì sẽ giải quyết như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về quyền sử dụng đất.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về quyền sử dụng đất như:

+ Nắm được các điều kiện được cấp GCNSĐ;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục cấp GCNSĐ ;

+ Biết được những trường hợp nào không được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất ;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng đất.

Nội dung tư vấn: Kính gửi công ty luật Minh Gia, em có một thắc mắc về đất đai cần công ty tư vấn ạ, đó là gia đình bố mẹ em đang ở trên mảnh đã được cấp thổ cư mang tên ông nội em ạ và một mảnh đất của ông bác họ nhà em đổi cho ạ, theo bản đồ 299 của địa phương thì là có 3 mảnh đất liền kề nhau, 2 thửa đất thì đã cấp đất thổ cư cho ông nội em (nhưng sổ đỏ của ông nội em đã bị mất rồi ), còn 1 thửa đất đã cấp mang tên ông bác họ em, đến năm 2011 thì nhà nước tiến hành đo đạc lại và dồn 3 thửa đất thành một thửa vậy bây giờ bố mẹ em xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải làm thủ tục như thế nào ạ: (vì ông nội và bà nội em đã chết cả rồi và đã mất hết sổ đỏ ạ). 

Trả lời:  Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn đang ở trên mảnh đất gồm 2 thửa (1 thửa của ông nội và 1 thửa của ông bác họ đổi cho) đã được cấp sổ đỏ cho ông nội bạn. Tuy nhiên, hiện nay sổ đỏ của ông nội bạn đã bị mất. Năm 2011, nhà  nước đo đạc lại và dồn 3 thửa đất thành một thửa (bao gồm 2 thửa mang tên ông nội bạn và 1 thửa mang tên ông bác họ). Với thông tin này, chúng tôi không rõ căn cứ để dồn 3 thửa đất là gì, và sau khi dồn 3 thửa đất thì đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa. Vấn đề này bạn cần xem xét lại hồ sơ địa chính thông tin về thửa đất: đất đã được cấp sổ đỏ hay chưa, cấp cho 2 thửa hay 3 thửa và mang tên của ai.

Đối với 2 thửa đất đã được cấp sổ đỏ cho ông nội bạn, đây đã được xác định là tài sản của ông nội bạn. Khi ông bà nội bạn chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của BLDS 2015 như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau

…”.

Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà nội bạn gồm: cha, mẹ, con của ông bà nội bạn sẽ được hưởng một phần di sản thừa kế bằng nhau. Vì vậy, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có thể làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế có công chứng/chứng thực.

Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có

Như vậy, một trong số những giấy tờ phải có khi yêu cầu công chứng hoặc chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế là bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng. Đối với trường hợp của bạn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người mất đã bị mất thì gia đình bạn có thể liên hệ trực tiếp với UBND quận/huyện nơi có đất thừa kế xin xác nhận về việc ông bà nội bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp ngày... tháng...năm, số ô, số thửa, diện tích, vị trí. Sau khi làm xong thủ tục khai nhận di sản thừa kế, bố bạn có thể nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai để được cấp sổ và sang tên cho người thừa kế.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo