Lò Thị Loan

Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo quy định hiện hành thực hiện thế nào?

Hiện nay, các vấn đề thủ tục liên quan đến đất đai là một trong những vấn rất quan trọng và được quan tâm. Vậy thủ tục phân chia di sản thừa kế, chi phí tách thửa, các nghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận đối với di sản thừa kế được pháp luật quy định như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về thủ tục phân chia di sản thừa kế.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về thủ tục phân chia di sản thừa kế như:

+ Nắm được các trường hợp phải phân chia di sản thừa kế;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục phân chia di sản thừa kế;

+ Biết được các chi phí liên quan đến vấn đề phân chia di sản thừa kế;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về thủ tục phân chia di sản thừa kế.

Nội dụng tư vấn: Chào luật sư, tôi có một vài thắc mắc về thừa kế đất đai dành cho luật sư. Ông ngoại chồng tôi mất 8/2017 mà không có di chúc. Gia đình chồng tôi có 5 người con, mẹ chồng tôi là con thứ 3. Bà ngoại tôi còn sống nhưng cũng đã già. Suốt hơn 1 năm nay gia đình chồng tôi vẫn còn đang băn khoăn về thủ tục thừa kế đất đai. Ông bà có một mảnh đất, định chia đều cho 5 người con. Mỗi người con gái 5x50m, trai 7x50m, gồm 2 trai 3 gái. Vậy, cho tôi hỏi về thủ tục thừa kế, cũng như lệ phí tách thửa là bao nhiêu vì tôi hỏi nhiều công ty đo đạc cũng nói lung tung và giá cũng rất cao (30 triệu/ người). Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, vấn đề thừa kế.

Căn cứ theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

...”.

Ông bà ngoại của chồng bạn có thửa đất, trong đó ông ngoại mất vào tháng 8/2017 không có di chúc thì theo quy định trên, đất này sẽ chia thừa kế theo pháp luật. Nếu đất này là tài sản chung của ông bà ngoại chồng bạn, khi ông ngoại mất thì đất này sẽ được chia đôi, một phần của ông ngoại và một phần của bà ngoại. Trong đó, phần của bà ngoại sẽ do bà có quyền sử dụng và định đoạt, phần của ông ngoại sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về thứ tự những người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

...

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bà ngoại của chồng bạn, cha, mẹ của ông ngoại chồng bạn (nếu còn), 5 người con của ông ngoại chồng bạn. Tất cả những người này sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.

Nếu đất này thuộc quyền sử dụng của riêng ông ngoại chồng bạn, khi ông ngoại mất thì toàn bộ đất này sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất trên.

Thứ hai, thủ tục chia di sản thừa kế và chi phí liên quan đến tách thửa.

Trường hợp này gia đình phải họp để thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, đồng thời sẽ phải lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Các chi phí phát sinh khi thực hiện thủ tục tách thửa (đo đạc đất, cấp sổ đỏ):

- Thuế thu nhập cá nhân: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp là 2% giá trị tài sản thừa kế.

- Lệ phí trước bạ: 0.5% giá trị tài sản thừa kế.

Tuy nhiên, trường hợp nhận thừa kế giữa cha, mẹ đẻ với con đẻ thì sẽ thuộc trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân (theo Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi 2012 và lệ phí trước bạ (Nghị định 140/2016/NĐ-CP). Do đó, khi mẹ chồng bạn nhận một phần di sản thừa kế của cha thì sẽ không phải nộp thuế và lệ phí trước bạ.

- Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/ trường hợp.

- Lệ phí thẩm định hồ sơ: mức thu tính bằng 0,15 giá trị sang tên, chuyển nhượng (tối thiểu 100.000 đồng, tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp).

- Lệ phí đo đạc, tách thửa: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương bạn sẽ quy định mức thu cụ thể. Bạn có thể liên hệ với Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất hoặc địa chính xã nơi có đất để đo đạc, tách thửa đất, thì các cơ quan này sẽ thu tiền theo mức thu mà Ủy ban nhân dân đã quy định.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo