Thủ tục mời luật sư bảo chữa
Mục lục bài viết
1. Quy định về thủ tục mời luật sư tham gia bào chữa
Theo quy định tại điều 3, thông tư 46/2019/TT-BCA ngày 10/10/2019 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự:
1. Đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam
a) Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có đơn yêu cầu người bào chữa thì Cơ quan điều tra, cơ sở giam giữ đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.
Việc chuyển đơn yêu cầu người bào chữa của cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam được gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan này hoặc gửi qua đường bưu chính. Nếu gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì phải có ký nhận tại sổ giao nhận công văn, tài liệu.
Đồng thời, theo quy định tại điều 6, thông tư 46/2019/TT-BCA quy định: Điều tra viên có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Điều tra viên có trách nhiệm trình Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (khi được Thủ trưởng phân công hoặc ủy quyền) ký Thông báo về việc đăng ký bào chữa và vào sổ đăng ký bào chữa. Trường hợp hồ sơ đăng ký bào chữa chưa bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra thông báo cho người đăng ký bào chữa biết để bổ sung hồ sơ.
Luật sư đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa và tham gia tố tụng phải có đủ các giấy tờ sau đây:
a) Thẻ luật sư ( bản sao có chứng thực);
b) Giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can; giấy yêu cầu luật sư của người thân người bị tạm giữ, bị can (đối với trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có giấy nhờ người thân liên hệ nhờ luật sư bào chữa); hoặc giấy yêu cầu luật sư của người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can (đối với người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất);
c) Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề luật sư hoặc giấy giới thiệu của Đoàn luật sư (đối với trường hợp hành nghề với tư cách cá nhân);
d) Văn bản phân công của đoàn luật sư đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
Việc cấp giấy chứng nhận bào chữa được thực hiện trong thời hạn sau (khoản 4, điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự):
Trong thời hạn 24 giờ kể khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị tạm giam không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.
Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận bào chữa, người bào chữa có thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo, người liên quan...
---
2. Thủ tục giải quyết vụ án hình sự quy định thế nào?
Câu hỏi:
Chào luật sư, cho tôi hỏi: Cách đây khoảng 30 (31/08/2016) ngày tôi đi xe vào quán cafe để gặp một người bạn nhờ làm giấy tờ nhà đất, khi vào quán tôi có để một cái cặp trên xe trong đó có 8 triệu đồng và 14 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khoảng 30 phút sau tôi ra về thì phát hiện bị mất chiếc cặp nêu trên, tôi có báo CA đến lập biên bản hiện trường.
Và sau đó vào ngày hôm sau (01/09/2016)có người yêu cầu tôi chuộc lại chiếc cặp với giá 10 triệu đồng và tôi có báo lại cho CA biết và CA tổ chức cho tôi đưa tiền chuộc lại chiếc cặp để bắt giữ người yêu cầu tôi đưa tiền chuộc, và đã bắt được bốn người trong vụ việc trên (tôi đã lấy lại chiếc cặp cùng giấy tờ đất riêng tiền 8 triệu thì mất hết) nhưng mãi đến hôm nay không thấy CA thông báo hình thức xử lý bốn người trên bị tội gì ? và CA củng chưa thu hồi trả lại cho tôi số tiền 10 triệu đồng tiền chuộc cặp, vậy giờ đây tôi phải yêu cầu cq CA giải quyết như thế nào ?xin tổng đài tư vấn cho tôi biết, tôi chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Vì vụ việc của bạn có dấu hiệu hình sự cho nên các cơ quan tiến hành tố tụng (bao gồm Cơ quan điều tra thuộc Công an) đang giải quyết theo thủ tục tố tụng. Cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra thu thập thêm chứng cứ để khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự, bạn sẽ được thông báo kết quả điều tra sau khi kết thúc
Ngoài ra, đối với số tiền 10 triệu đồng tiền chuộc cặp, đây là vật chứng của vụ án, cụ thể theo quy định:
"1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án."
Như vậy, vật vật chứng chỉ được trả lại trong trường hợp vụ án bị đình chỉ hoặc đã được giải quyết.
Tuy nhiên, theo điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều trên thì cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố, Tòa án trong giai đoạn xét xử) có quyền quyết định trả lại những vật chứng bất cứ lúc nào cho bạn nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
Trường hợp này của bạn, để lấy lại tài sản của mình, bạn cần làm đơn yêu cầu trả lại tài sản gửi đến cơ quan (có thẩm quyền ra quyết định trả lại tài sản). Sau khi nhận được đơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, nếu thấy việc trả lại tài sản không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án thì sẽ trả lại cho bạn. Ngược lại, nếu xét thấy không thể trả lại tài sản ngay cho bạn thì bạn phải chờ đến khi vụ án đã được xét xử hoặc bị đình chỉ.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất