Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thủ tục kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm như thế nào?

Quyền kháng cáo là gì? Những ai là người có quyền kháng cáo phúc thẩm hình sự? Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là bao nhiêu ngày? Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định thủ tục kháng cáo như thế nào? Đơn kháng cáo bao gồm những nội dung cơ bản nào?

1. Luật sư tư vấn quyền kháng cáo của bị cáo theo pháp luật tố tụng hình sự

Quyền kháng cáo là một trong những quyền cơ bản của một số người tham gia tố tụng nói chung và của bị cáo nói riêng. Theo đó, quyền kháng cáo phúc thẩm hình sự có thể hiểu là quyền của một số người tham gia tố tụng mà pháp luật ghi nhận trong thời hạn bằng thủ tục luật định được yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án xét lại quyết định mà bản án, quyết định sơ thẩm đó chưa phát sinh hiệu lực pháp luật. Quyền kháng cáo đã tạo cơ hội cho bị cáo được nói lên tiếng nói của mình, thể hiện thái độ bất đồng với những phán quyết của Toà án sơ thẩm, qua đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thông qua thủ tục xét xử phúc thẩm. Việc thực hiện quyền kháng cáo được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng hình sự. Trường hợp bạn có vướng mắc liên quan đến thời hạn khàng cáo, thủ tục kháng cáo hoặc các vấn đề khác liên quan đến quyền kháng cáo thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Thủ tục kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm như thế nào

Câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn như sau: Ba con trong lúc uống rượu say đã vô tình đánh người khác bị thương tích (có vết bầm tay va chân). Sau hôm đó gia đình đã lên thăm hỏi và chấp nhận bồi thường như yêu cầu của gia đình. Đã bồi thường và làm đầy đủ giấy tờ chứng minh đã bồi thường theo quy định pháp luật. Nhưng sau một thời gian khoảng tháng gia đình người bị hại và người bi hại đã nộp đơn tố cáo yêu cầu tòa án huyện xử án ba của con và tòa tòa đã mời ba con ra tòa huyện. Huyện xử án ba con là hai năm tù giam. Bây giờ gia đình con không chấp nhận mức án này, gia đình con muốn nộp đơn kháng án yêu cầu tòa án xem xét lại thì làm đơn như thế nào và nộp ở đâu và làm sao để chuyển án này về tỉnh xử lại. Mong các chú tư vấn giúp con. Con cảm ơn các chú nhiều.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Theo Điều 331 Bộ luật TTHS 2015 thì những người có quyền kháng cáo bao gồm:

Điều 331. Người có quyền kháng cáo

1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm. 

Như vậy, gia đình bạn có thể gửi đơn kháng cáo đến Tòa án sơ thẩm hoặc gửi trực tiếp đến Tòa phúc thẩm để thực hiện quyền kháng cáo.

Về thời hạn kháng cáo quy định tại Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định:

Điều 333. Thời hạn kháng cáo

1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

3. Ngày kháng cáo được xác định như sau:

a) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;

b) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;

c) Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo. 

Về thủ tục kháng cáotheo quy định tại Điều 233 Bộ luật tố tụng hình sự thì:

Điều 332. Thủ tục kháng cáo

1. Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.

Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.

Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.

2. Đơn kháng cáo có các nội dung chính:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

b) Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;

c) Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;

d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

3. Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.

Như vậy, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên bản án sơ thẩm, gia đình bạn cần gửi đơn kháng cáo đến Tòa án để được xét xử phúc thẩm. Về mẫu đơn bạn tham khảo: >> Mẫu đơn kháng cáo.

Gia đình cần trình bày rõ những lý do để yêu cầu kháng cáo như  một số thay đổi về tình tiết của vụ việc, một tình thiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới, những căn cứ khác có lợi cho người phạm tội,…

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169