Hoàng Thị Kim Lý

Thủ tục bắt người tạm giam và tội cố ý gây thương tích

Em xin công ty luật tư vấn cho e một việc. E ơ Yên Bái có e trai làm tại khu công nghiệp Hưng yên. Trong một lần cùng nhóm bạn đi hát đã xảy ra mâu thuẫn thấy bạn của đứa e cùng nhóm bị đánh e trai e lao vào đánh và gây lên thương tích 38%. Mỗi người trong nhóm đã nộp cho công an huyện 5 triệu. Công an suốt ngày gọi lên nên e của e đã bỏ việc về quê trên yên Bái.

 

Câu hỏi tư vấn: Khoảng 1 tháng sau vào 28 tết âm 2017 có 2 người mặc thường phục, và một công an viên thi trán đi xe tắc xi lên và bảo đưa em của em đến cơ quan công an nơi em em ở làm việc. Đến sáng 29 tết nhà tôi xuống hỏi chú công an viên thì bảo e tôi bị bắt tạm giam, mẹ tôi gọi điện xuống công an huyện thì bảo sẽ gửi lệnh bắt sau. Đến nay đã là mùng 4 tết âm lịch chưa thấy có lệnh tạm giam, hỏi công an thì e tôi sẽ bị khởi tố và tạm giam 4 tháng, cộng an hẹn gia đình tôi sáng mùng 5 gặp. Công an bảo hồ sơ vẫn đang hoàn thiện và chưa chuyển sang viện kiểm sát, công an bảo gia đình tôi bồi thường thiệt hại cho gia đình và có rút đơn kiện thì vẫn bị khởi tố nhưng tội nhẹ hơn, xin công ty tư vấn giúp gia đình.

 

Trả lời: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn công ty tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về thủ tục bắt người tạm giam.

 

Theo quy định tại Điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về bắt người để tạm giam phải tuân thủ như sau:

 

1. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

 

a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

 

b) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

 

c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;

 

d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

 

2. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

 

Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.

 

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

 

3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này.

 

Điều 85. Thông báo về việc bắt

 

Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay.

 

Như vậy, sau khi bắt người để tạm giam, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải có nghĩa vụ thông báo ngày cho gia đình người bị bắt. Việc không thông báo cho gia đình bạn là không đúng quy định của pháp luật. Do bạn chỉ cung cấp thông tin là có công an mặc thường phục đến đưa em trai bạn xuống trạm công an làm việc, không biết thời điểm bắt cụ thể là thời điểm nào, em trai bạn có được đọc lệnh bắt và khi bị bắt có đại diện chính quyền hay không? Gia đình có thể làm việc với người thân và cơ quan điều tra để làm rõ vấn đề này.

 

Thứ hai, về tội cố ý gây thương tích.

 

Em bạn có hành vi đánh người gây thương tích là 38%. Tùy thuộc vào tính chất hành vi khi gây thương tích, em trai bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự. Do không rõ thông tin em bạn sử dụng vật gì để gây thương tích nên chưa thể định khung cụ thể mức phạt của em bạn. Tuy nhiên, với tỷ lệ thương tật 38%, em bạn sẽ bị truy cứu hình sự ít nhất từ khung 2 của tội phạm trở lên. Vậy nên trường hợp này không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu người bị hại. Khi gia đình người bị hại viết đơn bãi nại, em bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng được xem xét tình tiết giảm nhẹ. Nội dung này cơ quan công an trả lời gia đình bạn là hoàn toàn có căn cứ pháp lý.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng

Thùy Dương - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169