Luật sư Phùng Gái

Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau có phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội?

Người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội được hưởng các chế độ ốm đau. Vậy pháp luật bảo hiểm xã hội quy định về chế độ ốm đau thì luật quy định như thế nào? Số ngày được nghỉ tối đa của chế độ ốm đau là bao nhiêu? Mức thanh toán mà cơ quan bảo hiểm chi trả cho chế độ ốm đau là bao nhiêu? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật bảo hiểm xã hội

Chế độ ốm đau là một chế độ của bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau trên cơ sở đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Như vậy, bảo hiểm ốm đau là một chính sách quan trọng không thể thiếu trong hệ thống bảo hiểm nhằm đảm bảo cho người lao động tạm thời bị gián đoạn do bị ốm đau là việc làm vô cùng cần thiết bởi trong cuộc sống của con người, ốm đau, tai nạn là điều có thể xảy ra, gây nhiều khó khăn cho con người. Tuy nhiên, không phải người lao động cũng nắm rõ các quy định pháp luật về các vấn đề liên quan đến chế độ ốm đau làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn nên tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề này.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về chế độ ốm đau

Câu hỏi tư vấn: Hiện tại công ty em có một người lao động bị ngã, bị gãy xương sườn và xương đùi, người lao động đã nằm viện 12 ngày và xuất viện về nhà điều trị, hiện nay người lao động vẫn chưa đi làm được và đã xin nghỉ ốm 02 tháng.

Vậy trong thời gian nghỉ ốm này ngừoi lao động và người sử dụng lao động có phải đóng BHXH không. Với lại trường hợp này có được hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sưc khỏe không. Công ty em có làm hồ sơ thanh toán chế độ ốm đau với BHXH tỉnh là 12 ngày nằm viện, còn thời gian xin nghỉ ốm 02 tháng đó có được hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sưc khỏe không? Quy định thế nào nhờ anh chị trả lời giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH  về ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

Điều 38. Quản lý đối tượng

1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN

.....

1.7. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng vẫnđược hưởng quyền lợi BHYT.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì người lao động trong đơn vị mình chỉ nghỉ 12 ngày hưởng chế độ ốm đau thì cả người lao động và đơn vị sử dụng lao động vẫn phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

-Thứ hai, liên quan tới hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau. 

Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước

Theo đó, dưỡng sức sau ốm đau chỉ áp dụng đối với những đối tượng lao động đã đi làm trở lại sau ốm đau, tai nạn nhưng sức khỏe chưa phục hồi mà có yêu cầu thì làm hồ sơ để hưởng chế độ này. Do vậy, đối chiếu với trường hợp của người lao động trên sau khi điều trị ra viện thì xin nghỉ luôn 2 tháng ở nhà để điều trị thì không được tính là thời gian nghỉ hưởng chế chộ dưỡng sức, phục hồi được. Trường hợp này giữa người lao động và đơn vị có thể thỏa thuận với nhau về việc nghỉ không hưởng lương.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo