Luật sư Trần Khánh Thương

Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau có được tính hưởng lương?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào Luật sư. Luật sư cho em hỏi, em bị vết thương ở tay bác sỹ cho em nghỉ 3 ngày hưởng BHXH. Nhưng nghỉ hết ngày thứ nhất, vì tình hình công việc không có người làm thay nên em phải đi làm (công ty em đi làm ca và hưởng lương theo sản phẩm). Trường hợp như em có được hưởng 2 chế độ BHXH và tiền lương 2 ngày đó không ạ. Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư. Em chân thành cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn:

 
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
Theo đó, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
 
 
Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau 

 
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau: 

 
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. 
...
 
Như vậy, điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau là người lao động phaỉ nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Theo đó, đối chiếu với trường hợp của bạn để được hưởng chế độ BHXH 3 ngày thì trong 3 ngày đó bạn phải nghỉ việc ở nhà điều trị theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh. Nhưng chỉ định bạn được nghỉ chế độ 3 ngày nhưng bạn chỉ nghỉ hết một ngày, còn hai ngày còn lại đi làm bình thường thì hai ngày này bạn sẽ không được tính là thời gian hưởng chế độ ốm đau từ BHXH mà thay vào đó là hưởng lương làm việc từ công ty.(hưởng một trong hai chế độ chứ không được hưởng đồng thời hai chế độ sau).
 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:
 
 
 
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )


Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn