Thời gian làm việc xét nâng lương thường xuyên là bao lâu?
Câu hỏi:
Xin chào Luật Minh Gia, tôi có một số vấn đề thắc mắc xin nhờ Quý Văn phòng giải đáp giúp:
1. Tôi tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2014, tuy nhiên, đến tháng 7/2017 tôi sinh con và nghỉ chế độ thai sản 6 tháng (lúc này tôi đang hưởng lương với hệ số 2,34) thì thời điểm nào tôi được hưởng lương với hệ số 2,69?
2. Trong thời gian tới, tôi nghỉ việc do cơ quan tinh giảm biên chế và tôi sẽ dừng đóng bảo hiểm 1 thời gian (trong khi tìm việc mới) nên sẽ gián đoạn trong quá trình đóng BHXH thì có ảnh hưởng đến chế độ sau này không?
Rất mong nhận được phản hồi từ Quý Văn phòng. Tôi chân thành cảm ơn./.
Trả lời tư vấn:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Trường hợp 1: để có thể nâng bậc lương thường xuyên, bạn cần phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động:
“1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
>> Tư vấn quy định về xét nâng lương thường xuyên, gọi: 1900.6169
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.”
Đồng thời theo điểm b Khoản 1 điều này, thời gian bạn nghỉ việc hưởng chế độ thai sản vẫn được tính vào thời gian để xét nâng lương thường xuyên. Theo đó, căn cứ vào ngạch và chức danh, thời gian giữ ngạch cụ thể hiện tại của bạn để xem xét điều kiện thời gian để tính nâng bậc lương thường xuyên.
Trường hợp 2: việc gián đoạn thời gian tham gia BHXH thực tế không ảnh hưởng đến các chế độ sau này. Đối với từng chế độ cụ thể sẽ có điều kiện áp dụng khác nhau. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, bạn vẫn được hưởng các chế độ của BHXH.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất