Cao Thị Hiền

Công ty nợ bảo hiểm, người lao động có được hưởng chế độ thai sản không?

Chế độ thai sản có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm thu nhập của người lao động trong quá trình nghỉ thai sản, là chế độ nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Để được hưởng chế độ thai sản, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên trong một số trường hợp người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho người lao động khiến cho người lao động không được hưởng chế độ thai sản.

Nội dung yêu cầu tư vấn: anh chị cho em hỏi, em đã đóng bảo hiểm từ tháng 12/201x - hết tháng 7/202x. Sau đó vì chuyển công tác nên em bắt đầu đóng BH lại từ tháng 3/202x. Đến tháng 9 này em bắt đầu nghỉ sinh em bé, theo luật thì em đã đóng đủ 6 tháng tính từ tháng 3 đến hết tháng 8. Tuy nhiên, phía DN em làm việc đóng BH cho em tháng 3 là tháng truy thu (đóng từ tháng 4 và truy thu tháng 3 vì đóng chậm). Nếu như vậy em vẫn được hưởng chế độ thai sản chứ ạ?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Minh Gia, với vướng mắc của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chế độ thai sản như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

...”

Như vậy theo quy đinh nêu trên người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản. Theo thông tin bạn cung cấp, hiện tại bạn chưa đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh do công ty nợ bảo hiểm, trong trường hợp này bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản.

Điều 46 quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định:

“…1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

1.3. Khi điều chỉnh giảm thời gian đóng hoặc giảm mức đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN đã ghi trong sổ BHXH, phải ghi cụ thể nội dung điều chỉnh, xác nhận lũy kế hoặc tổng thời gian đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.”

Như vậy, bạn chỉ được hưởng chế độ thia sản khi công ty đã thanh toán toàn bộ khoản nợ hoặc cam kết thanh toàn khoản tiền nợ bảo hiểm trong thời gian gần nhất để tiến hành giải quyết chế độ thai sản. Việc công ty nợ bảo hiểm là lỗi của công ty, người lao động đã đáp ứng đủ điều kiện trên thì có quyền yêu cầu công ty giải quyết chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp công ty vẫn không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn, bạn có thể khiếu nại lên công ty hoặc khởi kiện ra Tòa án yêu cầu công ty giải quyết chế độ cho bạn phù hợp.

Trân trọng!

Phòng luật sư tư vấn – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn