Lại Thị Nhật Lệ

Thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn khi chồng đang bị tạm giam.

Gia đình là tập hợp những người có quan hệ gắn bó với nhau trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Theo đó, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau nhằm mục đích nuôi dạy con cái và xây dựng gia đình hạnh phúc. Sau ly hôn, việc chăm sóc nuôi dưỡng con không thay đổi. Vấn đề này đã được quy định rõ trong Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014.

1.Luật sư tư vấn về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa Án. Ly hôn không làm chấm dứt quan hệ giữa cha mẹ con với nhau. Theo đó, Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Việc nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con do hai vợ chồng thỏa thuận. Để nắm được quy định của pháp luật về việc thay đổi quyền nuôi con, bạn có thể tự tìm hiểu hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn một số vấn đề như:

- Điều kiện để được thay đổi quyền trực tiếp nuôi con?

- Thủ tục giải quyết thay đổi quyền trực tiếp nuôi con?

- Làm cách nào để nộp đơn khi không xin được chữ ký của một bên?

Do đó, để được giải đáp cụ thể các vấn đề trên quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Luật Minh Gia thông qua hình thức như gửi Email tư vấn hoặc liên hệ trực tiếp tới số tổng đài 1900.6169 để được kịp thời hỗ trợ giải đáp các thắc mắc.

2. Giải quyết vấn đề thỏa thuận thay đổi quyền trực tiếp nuôi con khi chồng đang bị tạm giam.

Tôi có một câu hỏi về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn.Tôi kết hôn và đã ly hôn năm 2006, có một con chung và tòa án xử chồng tôi toàn quyền nuôi cháu. Về mặt tình cảm thì tôi vẫn luôn quan tâm và vẫn đưa đón cháu kể từ khi ky hôn.Giữa tôi và bên phía gia đình chồng cũ cũng như chồng cũ không hề có gì khúc mắc. Chồng cũ cũng đã lấy vợ và vấn đề hiện nay là anh ấy đang bị án vì tội Lạm dụng chức quyền, đã xét xử 14 năm nhưng hiện vẫn đang có đơn khiếu kiện nên vẫn bị tạm giam tại trại tạm giam Bắc Giang. Chồng cũ tôi bị bắt tháng 09 năm 2014.Tôi đã đón con và đã nhập khẩu theo khẩu của tôi cho cháu tiện học trường tại Hà Nội.Nay tôi đã làm đơn để chuyển toàn quyền nuôi cháu cho hợp pháp và toàn bộ hồ sơ tôi nộp tại TAND huyện nơi tôi sống và ly hôn trước kia.Chồng cũ hiện trong trại tạm giam cũng đã viết đơn đề nghị tòa án nhân dân huyện giải quyết cho tôi được nuôi con vì anh đã không thể nuôi dưỡng con chung nữa. Việc đón con là muốn hợp pháp giấy tờ, giữa tôi và chồng cũ hoàn toàn thoải mái và anh cũng như gia đình hoàn toàn đồng ý.Nhưng nay tòa án nhân dân huyện nơi tôi nộp hồ sơ có nói. Anh đang trong thời gian kháng án nên không gặp được để giải quyết.Cần đợi đến phúc thẩm xong mới gặp anh chồng cũ và giải quyết vụ việc của tôi. Vậy tôi xin hỏi luật Minh Gia tình huống như chồng cũ tôi ,hồ sơ của tôi có cách nào giải quyết không? Người thụ lý vụ việc của tôi nói khi nào tòa án x ử phúc thẩm thì gọi báo lên họ sẽ giải quyết.Nhưng với vụ việc trên, bên phía tòa án huyện cũng có phương án gửi công văn lên tòa án tối cao đề nghị để được gặp chồng tôi và giải quyết vụ việc trên. Nhưng họ bảo tôi gọi họ khi có phúc thẩm của chồng cũ tôi chứ họ không gửi công văn lên tòa án tối cao để đề nghị gặp chồng tôi.Giờ tôi phải làm như nào mới được việc. Và phía tòa án huyện nói như vậy có đúng luật định không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
…”

Sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tòa án sẽ thay đổi quyền nuôi con nếu người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con. Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 

Nếu vợ chồng bạn có thảo thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con nhằm phù hợp với lợi ích của con thì có thể lập một văn bản thỏa thuận thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau đó nộp lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú hoặc nơi chồng bạn cư trú (nơi đăng kí hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú).

Tại khoản 2 Điều 22 của Văn bản hợp nhất Số 13/VBHN-BCA năm 2014 có quy định về việc ban hành quy chế về việc tạm giữ tạm giam như sau:

"2. Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá một giờ mỗi lần gặp. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải bố trí buồng thăm gặp trong khu vực quản lý của mình để người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân trong trường hợp họ được phép. Luật sư hoặc người bào chữa khác được gặp người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.

Người bị tạm giữ, tạm giam và thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác của người bị tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ nội quy gặp gỡ. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam tổ chức phổ biến nội quy gặp gỡ và cử cán bộ, chiến sĩ giám sát, đề phòng người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn hoặc giao, nhận những vật bị cấm mang ra, mang vào Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác thực hiện theo quy định này"

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bạn có thể gặp chồng cũ của bạn trong quá trình bị tạm giam để thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con tuy nhiên phải được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định: Tòa án; Viện kiểm sát ... theo quy định của pháp luật. Và do chồng bạn đang bị tạm giam, chấp hành án phạt tù do đó chồng bạn phải làm đơn yêu cầu xin xét xử vắng mặt có xác nhận của cán bộ trại gia để Tòa án xét xử, công nhận thay đổi quyền nuôi con.

Trong trường hợp này bạn có thể liên hệ với cơ quan đang thụ lý vụ án để yêu cầu gặp chồng cũ và giải quyết các thủ tục liên quan đến thay đổi người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án không giải quyết, không cho gặp thì yêu cầu trả lời bằng văn bản lý do không cho gặp và giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng!

Cv: Vũ Nga - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo