Luật sư Đào Quang Vinh

Thỏa thuận đóng BHXH giữa người lao động và công ty có được không?

Bảo hiểm xã hội vừa là nghĩa vụ và vừa quyền lợi của người lao động khi tham gia quan hệ lao động và đáp ứng đủ các điều kiện về bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội. Vậy, pháp luật có các chế tài nào để xử lý các hành vi thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội giữa người lao động và người sử dụng lao động? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật lao động

Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận những điều kiện nhất định nhằm mạng lại hiệu quả, chất lượng công việc và quyền lợi cho đôi bên mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người không nắm rõ các quy định pháp luật về việc thỏa thuận giữa các bên mà quên đi rằng sự thỏa thuận đó cần tuân thủ quy định pháp luật. Chẳng hạn như vấn đề đóng bảo hiểm xã hội là một trong các vấn đề mà pháp luật bảo hiểm đã bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động tham gia khi phát sinh quan hệ lao động. Do đó, các hành vi thỏa thuận về việc không đóng bảo hiểm xã hội là hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực lao động, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về hành vi thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội

Câu hỏi: Chào chuyên viên/ luật sư. nhơ anh /chị gỉai đáp gíup em ạ!em muốn làm cộng tác viên bán thơi gian tại một công ty mà vẫn đươc đóng bảo hiểm xã hội thì theo luật lao động có đc không? vấn đề này có phải do thỏa thuận giưa  Ngươi lao động và Ngươi sư dụng lao động không? pháp luật quy định thế nào nhờ luật sư giải đáp giúp. Trân trọng cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề người lao động làm việc bán thời gian thì có được áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội không và người lao động và người sử dụng lao động có được phép thỏa thuận đóng bảo hiểm xã hội hay không. Các vấn đề này được điều chỉnh bởi luật lao động và luật bảo hiểm xã hội.

Khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử.”

Khoản 2 điều 5 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

“2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

…c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.”

Đối chiếu với quy định của Luật bảo hiểm xã hội thì các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:

"1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

..."

Như vậy, khi làm công việc cộng tác viên bán thời gian tại công ty, việc bạn có được đóng bảo hiểm xã hội như người lao động làm việc bình thường hay không phụ thuộc vào loại hợp đồng mà bạn ký kết với công ty. Trường hợp bạn ký kết HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Khi thuộc các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bạn có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. Đây là quyền và cũng là nghĩa vụ của bạn với tư cách là người lao động, phát sinh trên cơ sở pháp luật và do đó không do các bên trong quan hệ lao động thỏa thuận. Thậm chí, việc thỏa thuận về vấn đề BHXH còn có thể bị xử lý hành chính nếu vi phạm pháp luật. Cụ thể, khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP), hành vi người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng, đồng thời bị buộc truy nộp số tiền bảo hiểm chưa đóng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo