Thiếu tháng đóng BHXH yêu cầu công ty giải quyết thế nào?
Em được biết là vào trước ngày 15 thì đúng ra công ty phải đóng bảo hiểm từ tháng 1/2017. Nhưng đến khi em xem lại sổ bảo hiểm thì công ty chỉ đóng cho em từ tháng 2 đến tháng 6/2018 . Em đã liên hệ nhân sự bên công ty họ bảo do em nghỉ việc họ chốt sổ rồi và tháng 1/2018 bảng lương của em không bị trừ phí bảo hiểm nên bạn ý không chắc sẽ làm cho em tháng một .Cuối tháng 6/2018 em nghỉ sớm để tính lấy sổ bảo hiểm trước do nhà xa nhưng công ty đã trả sổ muộn gần 3 tháng mãi 17/10/2018 mới trả nên em nhờ người lấy sổ hộ. Đến giữa tháng 12/2018 thì em sinh em bé em tính về làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản thì mới biết sổ đóng thiếu một tháng hiện tại con em đã 5 tháng vậy em cần làm gì để công ty giải quyết tiền đóng bảo hiểm thiếu cho em ạ? Và cả chế độ hưởng thai sản nữa ạ. Và em muốn hỏi nếu bên công ty cố tình không giải quyết thì em cần làm những gì và thủ tục cụ thể ra sao ạ. Hiện tại thì em không đi làm nữa ạ. Em cảm ơn anh chị đã tư vấn giúp em.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Trường hợp bạn đủ điều kiện không phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của luật bảo hiểm xã hội 2014. Khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”
Như vậy, nếu trường hợp trong tháng 1 bạn không làm việc từ 14 ngày trở lên không nhận lương thì việc công ty không đóng bảo hiễm xã hội cho bạn là phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp trong tháng 1 bạn làm việc đầy đủ hoặc không làm việc và không hưởng tiền lương dưới 14 ngày thì công ty có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho bạn và việc công ty không đóng là trái với quy định của pháp luật.
Theo đó, theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 2 Bộ luật Lao động 2012 quy định về đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;”
Như vậy, công ty có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho bạn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên công ty không đóng bảo hiểm, bạn có thể thược hiện các bước sau đây để bảo vệ quyền lời cho mình bạn có thể tiến hành khiếu nại hoặc yêu cầu hòa giải sau đó khởi kiện ở tòa án:
Khiếu nại lần đầu đến công ty bạn để họ tự xem xét và khắc phục sai phạm của mình; hoặc bạn có thể khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở Lao động thương binh – Xã hội theo Khoản 4 Điều 237 Bộ luật Lao động 2012:
“Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
...
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;
...”
Nếu không khiếu nại, bạn có thể yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 201 Bộ luật Lao động 2012:
“1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
....”
Trường hợp không hòa giải hoặc hòa giải không thành, hoặc hòa giải thành mà các bên không thực hiện thì bạn có thể khởi kiện trực tiếp ra Tòa án theo Điều 201 Bộ luật Lao động 2012; Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
“Điều 32. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
...”
Như vậy, nếu không được giải quyết và hòa giải không thành bạn có thể nộp đơn khởi kiện cùng với các tài liệu chứng cứ kèm theo tới tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất