LS Vy Huyền

Phòng vệ chính đáng là gì? Khi nào được coi là phòng vệ chính đáng?

Luật sư tư vấn về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Thế nào thì được coi là phòng vệ chính đáng?

1. Phòng vệ chính đáng là gì?

Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết khi bị người khác xâm phạm về tính mạng sức khỏe.Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công trái pháp luật mà nó còn thể hiện thái độ tích cực chống trả sự xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của mình hoặc của người khác.

Khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải xem xét một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, trong đó đặc biệt là tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc, họ không có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn chính xác phương pháp, phương tiện thích hợp để chống trả, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ, chỉ coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi sự chống trả rõ ràng là quá đáng.

Vậy nếu bạn gặp trường hợp này đang không biết hành vi chống trả của mình khi đánh nhau có phải là phòng vệ chính đáng hay không, bạn có thể liên hệ tới Luật Minh Gia bằng, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Thế nào là phòng vệ chính đáng;

+ Trách nhiệm pháp lý khi vượt quá phòng vệ chính đáng;

+ Tội cố ý gây thương tích;

2. Quy định của pháp luật về hành vi phòng vệ chính đáng

Câu hỏi:

Chào luật sư! Thời gian vừa qua tôi có người say rượu chửi bới tôi trước đám đông và tôi có nhắc nhở nhẹ chứ không chửi lại hay đánh lại. Xong lúc tôi về người đó chặn xe của tôi ngoài ngõ và đấm liên tiếp vào mặt tôi khiến tôi bị ngã , sau đó người đó vẫn muốn lao tới để đánh tiếp thì tay tôi lúc đó đã vơ được một vật đó là mẩu gạch khoảng 1/4 viên ném về phía người đó trúng đằng sau tai và khâu 4 mũi. Sau tôi vùng dậy và bỏ chạy nhưng người đó đã túm được áo không cho tôi chạy. Lúc đó có vài người (4 người) là người nhà của họ lao vào dùng gậy và gạch đánh tôi bị đa chấn thương vùng đầu khâu 1 mũi do gậy. Vậy xin hỏi luật sư là trường hợp của tôi có vượt quá giới hạn phòng vệ hay không? Và có bị xử phạt hành chính hay không. Cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

Như vậy, khi xem xét một hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không cần hội tụ đủ các yếu tố:

- Thứ nhất, về phía nạn nhân:

Là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm). Trong tình huống của bạn, người kia sau khi đánh ngã bạn vẫn có ý định tấn công tiếp, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của bạn

- Thứ hai, về phía người phòng vệ:

Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ về cho người có hành vi xâm phạm. Người kia gây tổn hại về sức khỏe cho bạn và sau đó bạn cũng gây tổn hại về sức khỏe lại cho người đó.

- Thứ ba, hành vi chống trả là cần thiết

Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù mức thương tích bạn gây ra cho người kia lớn hơn mức thương tích bạn phải chịu nhưng điều này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe đang bị đe dọa của mình.

Như vậy, bước đầu có thể thấy rằng bạn đang trong tình thế cần và có quyền phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, Điều 136 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

…”

Mức thương tật để phân biệt giữa hành vi phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng ở đây là 31%. Do vậy cần phải giám định mức độ thương tích trước khi có thể đưa ra được kết luận rằng bạn có vượt quá mức độ phòng vệ chính đáng không. Tuy nhiên, hành vi tấn công của 4 người còn lại trong gia đình kia đối với bạn là hoàn toàn đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích. Cụ thể Điều 134 Bộ luật hình sự quy định:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

…”

Bên cạnh đó, mặc dù chưa xác định được mức thương tật nhưng bạn hoàn toàn có quyền kiện 4 người kia vì tội cố ý gây thương tích và yêu cầu đòi bồi thường theo quy định pháp luật. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 594 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

---

3. Vượt quá phòng vệ chính đáng chịu trách nhiệm thế nào?

Câu hỏi:

Chào luật sư, con nhà tôi trong vụ xô xát giữa 2 người, qua camera và có người chứng kiến con tôi đag thanh niên kia đang nói chuyện thì con tôi bị thanh niên kia xông vào đánh, do vừa xuống xe và đang cầm chìa khoá xe máy nên do bất ngờ con tôi vung tay cầm chìa khoá xe máy vào người anh kia chẳng may chìa khoá xe máy đâm vào thái dương làm nứt phần sọ bên trong và tụ máu.

Nay nhà anh kia có đưa đơn kiện ra quận, không biết hành vi như trên theo pháp luật định mức vi phạm như thế nào? Mong luật sư giải đáp! Gia đình xin cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau:

Điều 15 Bộ luật hình sự quy định về phòng vệ chính đáng

“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Căn cứ khoản 1 Điều 15 BLHS, nếu có đủ căn cứ chứng minh hành vi của con anh là phòng vệ chính đáng thì hành vi trên không phải là tội phạm, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường về dân sự.

Về căn cứ, yếu tố chứng minh hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng, anh có thể tham khảo tại đường dẫn: Thế nào thì được coi là phòng vệ chính đáng?

Trường hợp hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại, tùy vào tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân mà Cơ quan điều tra sẽ có hoặc không khởi tố vụ án để xử lý theo quy định tại Điều 106 Bộ luật hình sự.

Điều 106 Bộ luật hình sự quy định Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm."

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Cơ quan CSĐT và Viện kiểm sát nhân dân, và hình ảnh được cắt từ camera quan sát và lời khai của nhân chứng chứng kiến vụ việc là một trong các chứng cứ quan trọng để giải quyết triệt để vụ án.

---

4. Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn quy định thế nào?

Câu hỏi:

Tối ngày 13-9 bố e có đánh nhau vs anh A ( do anh A có những lời lẽ xúc phạm đến ông bà e). vụ việc đánh nhau k to, cũng k thương tích nặng. sau đó anh A gọi người đánh bố e( thương tích nhiều hơn a A).trong lúc đó vì để né bị đánh nên bố e giơ tay đánh vào mắt của anh A ( nhưng k nặng). ngay gày hôm sau bố mẹ e có xuống nhà xin lỗi a A. Tối gày 16-9 nhà e nhận được đơn tố cáo của anh A trên xã. trưởng công an xã nói vs bố mẹ e, rằng họ đòi xã xử lý bố e, nếu k được sẽ cho lên huyện hoặc gọi xã hội đen đến. vậy gia đình em lên làm gì ạ. mong anh /chị tư vẫn cach giải quyết giúp e ạ. e cảm ơn anh /chị.

Trả lời:

Chào bạn, trường hợp yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Như vậy, bố bạn có thể bị truy tố về hành vi sau nếu đủ yếu tố cấu thành.

---

5. Mức phạt với hành vi đánh nhau và mức bồi thường về sức khỏe

Câu hỏi:

Xin chào quý anh chị.gần đây gia đình em co gây mâu thuẫn với hàng xóm và 2 bên gia đình cãi nhau  người bị đánh dã có hành vi thách đố gia đình e và trong lúc nóng anh trai của em đã đánh họ . Người đánh không dùng vũ khí, người bị đánh chảy máu mũi và đi khám tại viện tỉnh và xin nằm tại bệnh viện. Qua kết quả khám và chụp chiếu tất cả đều bình thường .nhưng họ muốn ăn vạ và xin nằm lại tại viện để điều trị. do hai 2 gia đinh không hợp nhau.

Hôm vừa qua mẹ em có đến thăm gia đinh bên kia 3 lần. lần 1; là con họ ở nhà (con họ 30 tuổi) họ bảo họ là trẻ con họ không tiếp. Lần 2; mẹ e sang thì họ nhìn thấy họ cho chau họ đóng cửa lại không tiếp. Lần3; người đánh lên viện thăm cùng người quen  và qua cuộc nói chuyện người quen họ vẫn không bỏ qua. Em muốn hỏi la nếu xử phạt thì mức độ xử phạt hành chính bao nhiêu nếu 2 gia đình không thống nhất được với nhau ? Và nhà em phải bồi thường như thế nào? Có phải bồi dưỡng cho người chăm sóc không? Có thể gia đình họ sẽ làm đơn kiện lên cơ quan huyện hoặc tỉnh vì hai gia đình có mối thù sâu nặng. Em xin chân thành cảm ơn va hy vọng nhận được sớm câu trả lời từ quý anh chị.

Trả lời:

Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Mức xử phạt hành chính với hành vi đánh nhau vi phạm quy định về trật tự công cộng

>> Quy định về bồi thường thiệt hại cho sức khoẻ của người khác

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169