LS Trần Khánh Thương

Thế nào là gây cố tật nhẹ cho nạn nhân trong tội cố ý gây thương tích?

Vào lúc 7h ngay 15.5.16nha tôi và nha hàng xóm có xẩy ta tranh chấp đất.gia đình tôi đã có xổ đỏ,gia đình bên ko có xổ đỏ kho địa chính và thông xuống giải quyết để trả lại đất cho tôi thì bất ngờ anh a lao vào đấm tôi khi tôi đang bế con nhỏ đang 14 tháng tuổi ko có khả năng tự vệ chi che chắn để bảo vệ con nhỏ.ma a a đã đánh tôi rách vùng đuôi my mắt dài 3cm sâu 0,7cm làm sưng tím phu nề một mắt làm mắt mờ.sau khi khâu đã để lại sẹo.

 

Như vậy anh a có bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích theo điều 104điểm b khoản 1(gây cố tật nhe cho nạn nhân) và điểm d khoản 1 (đánh nguời ko có khả năng tự vệ)  xin luật sư tư vấn giúp.

 

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi 


 Điều 134 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:



“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

 

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

 

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

 

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;...”

 

Tình tiết "gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" quy định tại điểm b khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự được hướng dẫn tại khởn 1 mục I Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP:

 

"Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.

 

Có thể lấy một số trường hợp sau đây trong Bản quy định tiêu chuẩn thương tật (ban hành kèm theo Thông tư số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Liên Bộ Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội "quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới") để làm ví dụ:

 

a. Về trường hợp làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân

 

Ví dụ: gây thương tích làm mất đốt ngoài (đốt 2) của ngón tay cái hoặc làm mất hai đốt ngoài (2+3) của ngón tay trỏ có tỷ lệ thương tật từ 8% đến 10% (các điểm a và b mục 5, phần IV, Chương I);

 

b. Về trường hợp làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân

 

Ví dụ: gây thương tích làm cứng khớp các khớp liên đốt ngón tay giữa (III) ở tư thế bất lợi có tỷ lệ thương tật từ 7% đến 9% (điểm c mục 5, phần IV, Chương I);

 

c. Về trường hợp làm giảm chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân

 

Ví dụ: gây thương tích làm một mắt giảm thì lực từ 4/10 đến 5/10, mắt kia bình thường có tỷ lệ thương tật từ 8% đến 10% (mục 7, phần II, Chương VIII);

 

d. Về trường hợp làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân

 

Ví dụ: gây thương tích để lại sẹo to, xấu ở vùng trán, thái dương có tỷ lệ thương tật từ 6% đến 10% (điểm b, mục 1, phần I, Chương IV).

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo