Trần Phương Hà

Thẩm quyền giải quyết về tranh chấp lối đi chung giữa các bất động sản liền kề

Luật sư tư vấn về tranh chấp lối đi chung giữa các hộ gần nhau và lối đi này không thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nội dung tư vấn như sau

Nội dung câu hỏi:Chào Luật minh gia,Tôi có một câu hỏi nhờ luật minh gia tư vấn như sau:Nhà tôi (gọi là A) và nhà B là hàng xóm cạnh nhau, có 1 lối đi chung duy nhất ra đường chung của xóm.Trên lối đi chung này còn có 2 nhà C, D nữa có cạnh của mảnh đất giáp lối đi chung với 2 gia đình chúng tôi, nhưng họ đã có lối đi riêng ra đường chung của xóm rồi và đã từ rất lâu từ thời các cụ để lại là lối đi chung này chỉ có hai nhà A và B đi, còn hai nhà C, D không đi . Trên bản đồ địa chính xã cũng đã thể hiện lối đi riêng của nhà C, D  rồi.Lối đi chung này không có trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bất kỳ nhà nào A, hay B, C,D. Cách đây chục năm khi xã tôi làm đường bê tông theo chương trình nông thôn mới, vì ngõ đi chung chỉ có nhà A,B đi nên xã không cấp sỏi, cát, nhân công  để đổ bê tông lối đi này. Xã chỉ cho 3 tạ xi măng để hai nhà A,B tự bỏ tiền ra mua sỏi ,cát, thuê nhân công đổ bê tông lối đi chung hai nhà xuống đến đường đi chung của xóm. Khi đó nhà A,B đã bỏ tiền đề đổ bê tông lối đi chung này.Nay nhà C không muốn đi lối đi của họ đã có nữa mà lại muốn mở cổng vào lối đi của hai nhà A, B chúng tôi vì họ đi xem bói bảo đi hướng chung với hai nhà chúng tôi thì hợp làm ăn với con cái họ.hai nhà A,B chúng tôi không đồng ý với lý do đây là lối đi của hai nhà, đã có từ lâu (trên 30 năm) , nhà C đã có lối đi riêng rồi.Nhà C đã gửi đơn sang xã, xã đã hoà giải nhưng gia đình nhà chúng tôi và nhà B không đồng ý cho nhà C đi. Xã cũng không nói đồng ý hay không đồng ý cho gia đình nhà C đi vào ngõ chung nhà chúng tôi. mà chỉ nói do thoả thuận 3 nhà.Nhà C giờ đã mở lối đi ra hai nhà chúng tôi, có nói sẽ không theo kiện gì cả nếu hai nhà chúng tôi đi kiện và sẵn sàng đánh nhau nếu chúng tôi cản trở .(nhà C này rất đông con cháu ở địa phương nhưng lại không phải dân trí thức mà lao động tay chân , đầu gấu, dân trí thấp, nói năng vô văn hoá, không có ý thức , còn hai nhà A,B toàn các ông bà già, đều là dân trí thức, công chức, chưa gây gổ với ai bao giờ, tuân thủ đúng pháp luật).Vậy luật Minh gia tư vấn cho chúng tôi nên làm như thế nào trong trường hợp này để không cho nhà C đi vào lối đi chung của chúng tôi.Trường hợp nhà C mở lối đi vào lối đi hai nhà A,B là đúng hay sai? khi mà họ đã có lối đi riêng khác rồi.Chúng tôi làm đơn khởi kiện có được không? 

 

Trả lời: Cám ơn bác đã gửi câu hỏi đến công ty Luật minh gia,với câu hỏi của bác chúng tôi xin trả lời như sau

 

Trường hợp 1: Gia đình bác có căn cứ chứng minh lối đi chung này thuộc phần đất sở hữu của gia đình mình

 

Quyền về lối đi qua được xác định theo Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 như sau "1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

 

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

 

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

 

Tuy nhiên do gia đình C, D đã có lối đi riêng ra đường công cộng nên sẽ không có quyền được yêu cầu đi vào lối đi chung này

 

Trường hợp 2 : Gia đình bác không chứng minh được lối đi chung này thuộc phần đất sở hữu của mình

 

Lúc đó bác sẽ không có quyền ngăn cấm việc sử dụng lối đi chung của C, D

   

  Nếu việc hòa giải đất đai không thành tại UBND xã, thì gia đình Bác có quyền được yê cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 như sau ''Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

 

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

 

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

 

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

 

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

 

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết:

 

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

 

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

..."

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Phương Hà - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn