Nguyễn Thu Trang

Đóng bảo hiểm mấy tháng thì được hưởng thai sản?

Chế độ thai sản là một chế độ mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng, có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động khi sinh con. Điều kiện hưởng chế độ thai sản thế nào, đóng bảo hiểm xã hội mấy tháng thì được hưởng thai sản là vấn đề nhiều người vẫn còn chưa nắm rõ và còn nhiều vướng mắc. Qua bài viết này Luật Minh Gia tư vấn cụ thể như sau:

1. Tư vấn chế độ bảo hiểm thai sản

Đối với người lao động, chế độ thai sản được coi là khoản bù đắp cho thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Đây là quy định vừa mang tính nhân văn, vừa mang tính kinh tế khi vẫn đảm bảo được mức sống, sinh hoạt cho người lao động trong giai đoạn nghỉ thai sản. Tuy nhiên, để được hưởng chế độ này, người lao động cần đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

Việc hướng dẫn và giải đáp pháp luật, giải quyết các vướng mắc về Bảo hiểm xã hội từ lâu đã là thế mạnh nổi bật của Luật Minh Gia. Do đó, nếu bạn hoặc người thân còn đang thắc mắc về chế độ này thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

2. Tham gia BHXH bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?

Câu hỏi:

Cho em hỏi là em đã đóng bảo hiểm liên tục được mấy năm cho đến tháng 6/202x thì em nghỉ việc và khi đó em đang có bầu được hơn 2 tháng. Em được biết theo luật chỉ cần đóng đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước sinh, như vậy trường hợp của em đến lúc sinh có được hưởng chế độ thai sản không (dự sinh của em là vào cuối tháng 1/202x). Nếu được thì em cần làm gì? Nếu không thì giờ em đóng bảo hiểm tự nguyện tiếp đến lúc sinh có được không? Em cảm ơn Luật sư.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp của chị, chúng tôi có ý kiến tư vấn như sau:

Thứ nhất, về điều kiện hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

"...2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (Sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) như sau:

Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Như vậy, chị dự sinh vào cuối tháng 01/202x nên nếu tháng 01/202x chị không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian 12 tháng trước khi sinh con tính từ tháng 01/202x đến tháng 12/202x. Chị tham gia BHXH đến tháng 6/202x thì nghỉ việc nên tạm tính chị đã đóng BHXH được 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Do đó, trong trường hợp này, chị đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản.

Nếu thời điểm sinh con có sự thay đổi, chị cần xác định lại các điều kiện hưởng thai sản theo quy định chúng tôi trích dẫn nêu trên.

Thứ hai, về việc tham gia BHXH tự nguyện

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ có hai chế độ là hưu trí và tử tuất, không có chế độ thai sản. Vậy nên, việc chị tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không được tính vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ thai sản.

---

3. Điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định thế nào?

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi làm việc và đóng BHXH tại công ty được 2 năm từ tháng 9/20xx đến tháng 8/2015 thì nghỉ việc vì hết thời hạn hợp đồng, đồng thời tôi đang có thai được 2 tháng dự sinh vào tháng 5/20xx, xin hỏi như vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản không, nếu không đủ điều kiện hưởng chế độ, trong thời gian 3 tháng tới tôi ký hợp đồng lao động mới và đóng tiếp BHXH từ tháng 01/20xx đến khoảng tháng 3/20xx thì có được cộng dồn để hưởng chế độ thai sản không ? việc chấm dứt hợp đồng quy định thế nào? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Về điều kiện hưởng chế độ thai sản

Theo thôing tn chị cung cấp, thời điểm dự sinh của chị vào tháng 5/2016 do đó sẽ áp dụng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

...

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Theo đó, trường hợp của chị chưa đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ tham gia đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp chưa rút BHXH một lần thì thời gian đã tham gia BHXH sẽ được cộng dồn cho lần tiếp theo tham gia BHXH.

- Về việc chấm dứt hợp đồng lao động

Theo quy định tại Bộ luật lao động có quy định về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

"1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

...”

Như vậy, Hợp đồng lao động sẽ chấm dứt khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng lao động như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Về việc kiểm tra công ty có đóng BHXH cho người lao động không thì chị có quyền yêu cầu công ty cho xem sổ BHXH hoặc cung cấp số sổ BHXH để có thể tự tra cứu trên website của Bảo hiểm xã hội.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn