Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tạm giam điều tra về hành vi đánh bạc?

Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có đủ căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt tạm giữ, tạm giam.

1. Luật sư tư vấn về hình sự

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp luật định. Vậy, trong trường hợp nào thì cơ quan chức năng áp dụng biện pháp tạm giam? Thời hạn tạm giam để điều tra là bao lâu? Cơ quan điều tra được phép gia hạn điều tra bao nhiêu lần? Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về hình sự hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.

2. Thời hạn tạm giam để điều tra về hành vi đánh bạc.

Câu hỏi: Chào luật sư, Cháu hiện đang ở biên hoà đồng nai, cháu có liên hệ tổng đài để gặp luật sư nhờ tư vấn giúp cháu một câu hỏi về trường hợp bị tạm giam do đánh bạc như sau:

Em trai cháu có ngồi chơi đánh bạc cùng 6 người khác và bị bắt trên chiếu bạc có tổng cộng 2.050.000vnd. và hiện nay đang bị công an thành phố biên hoà tạm giam với thời gian kí tạm giam  như sau: lúc đưa về công an TP biên hoà 9 ngày sau đó kí tạm giam lần 1 là 2 tháng vừa rồi hết 2 tháng lại kí tạm giam thêm 1 tháng và hiện tại em cháu đang bị tạm giam được 88 ngày rồi từ lúc bị bắt tới giờ gia đình cháu không được gặp mặt.

Cháu xin hỏi luật sư tư vấn giúp cháu: nếu kí tạm giam 2 lần rồi thì có bị kí tạm giam thêm nữa không? lúc nào thì gia đình cháu mới gặp được em cháu? với mức độ phạm tội như em tạm giam bao lâu thì ra toà xử và bị ngồi tù bao lâu? em cháu phạm tội lần, ông nội cháu là liệt sĩ liệu em cháu có được giảm án khi nhà cháu có giấy có công với cách mạng không?

Cháu xin nhờ luật sư tư vấn giúp cháu. cháu xin chân thành cảm ơn nhiều và chúc công ty luôn thịnh vượng và thành đạt.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về thời hạn tạm giam

Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 quy định về thời hạn tạm giam để điều tra như sau:

“1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định nh¬ư sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

…”

Như vậy, trong trường hợp của em bạn, nếu thuộc khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) phạm tội ít nghiêm trọng thì chỉ có thể gia hạn tạm giam một lần là một tháng, còn nếu phạm tội nghiêm trọng thì có thể bị gia hạn hai lần. Việc gia hạn tạm giam chỉ áp dụng khi vụ án có nhiều tình tiết phức tạp. Khi hết thời hạn tạm giam nếu cơ quan công an điều tra không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể trả tự do cho em bạn.

Về vấn đề gặp em bạn trong thời gian tạm giam: Tại Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định thân nhân được gặp người đang bị tạm giam một tháng một lần trừ trường hợp tại Khoản 2 Điều 22. Do đó, nếu vụ việc không nghiêm trọng và việc gặp mặt thân nhân không ảnh hưởng đến giải quyết vụ án thì gia đình bạn vẫn có quyền gặp em mình.

Thứ hai, về tội danh và hình phạt

Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội đánh bạc như sau:

“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”

Theo Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ- HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định liên quan đến tội đánh bạc của Bộ luật hình sự, có quy định:

“Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sựthì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó.”

“Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

- Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

- Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

- Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

“Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc.”

Do đó, trường hợp của em bạn, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự về tội đánh bạc, và có thể bị phạt tiền hai mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ ba năm hoặc phạt tù sáu tháng đến ba năm.

Sau khi hết thời hạn tạm giam thì cơ quan công an xét thấy đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ ra quyết định truy tố. Và quyết định hình phạt đối với em bạn sẽ thuộc thẩm quyền Tòa án sau khi xem xét chứng cứ cùng với nhân thân, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169