Tại ngoại trong quá trình điều tra có được tự do đi lại không?
Kính nhờ Công ty Luật Minh Gia giải đáp giùm tôi 2 câu hỏi như sau: Tôi có người thân bị Tòa án sơ thẩm kết án 12 năm tù về tội buôn lậu . Sau đó được tại ngoại ( do được bảo lĩnh) ,chờ xét xử phúc thẩm. Tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm , trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nd cấp tỉnh điều tra lại. Vậy tôi có 2 câu hỏi như sau;1-Thời hạn điều tra lại của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh là bao lâu ? 2-Hiện nay, việc đi lại của người thân tôi có được tự do không? Có phải xin phép cơ quan nào mỗi khi đi chơi hay đi làm không? Kính mong các chuyên gia pháp luật Công ty Luật Minh Gia giải đáp giùm tôi. Tôi trân trọng cảm ơn !
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất: Thời hạn điều tra lại của Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh điều tra lại:
Theo quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự năm 2015 quy định cụ thể tại Điều 314 về Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát
1. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 15 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, 20 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án. Trường hợp vụ án thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 25 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, 30 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương
Theo quy định tại Điều 172 BLTTHS 2015 quy định: ”Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.”
Thứ hai: Theo quy định tại Điều 121 BLTTHS 2015 quy định: “Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.”
Vì bảo lĩnh không hạn chế các quyền công dân nên người được bảo lãnh vẫn được tự do đi lại nhưng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền. . Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Nguyễn Thị Ngọc Anh - Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất