LS Hồng Nhung

Tai nạn lao động do cai thầu không đảm bảo môi trường làm việc

Người lao động của cai thầu bị tai nạn tại dự án, cai thầu là người chịu trách nhiệm hay người thuê cơ sở vật chất chịu trách nhiệm? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

 

Nội dung tư vấn: Xin Chào Luật Sư:Cho e hỏi là công ty em mướn nhà xưởng của chủ thầu xây dựng có hợp đồng cho thuê là 5 năm. trong thời gian cho thuê mọi sự cố dột nước hay bị hư hại do lổi của chủ nhà thầu gây ra. thì phía bên chủ nhà thầu sẽ cho người đến khắc phục sự cố và phía bên nhà thầu cho người đến khắc phục. trong quá trình leo trèo và không mang theo bất kỳ bảo hộ lao động nào. trong quá trình leo do cầm khúc cây nên leo có 1 tay dẩn đến trượt ngã và chết. mọi công trình nhà xưởng đều do chủ thầu thiết kế và xây dựng, công ty chúng tôi chỉ mướn lại nhà xưởng để hoạt động kinh doanh và không thay đổi gì kết cấu của nhà xưởng.Luật sư cho hỏi khi bị tai nạn như vậy công ty chúng tôi có bị liên đới hay chịu trách nhiệm gì không?

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo Khoản 1 Điều 137, Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động

 

Điều 137. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

 

“1. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường.”

 

Điều 138. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động

 

1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:

 

a) Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường;

......................

e) Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

 

Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

 

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

 

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

 

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

 

Đồng thời, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 cũng quy định như sau:

 

Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

 

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

 

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

 

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

 

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

 

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

 

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

 

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

 

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

 

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

 

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

................”

 

Từ các quy định của pháp luật Lao động và pháp luật an toàn vệ sinh lao động hiện hành thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động; nếu có tai nạn lao động sảy ra phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

 

Do vậy, người lao động là lao động của chủ thầu. Chính vì vậy, công ty của bạn không phải liên đới chịu trách nhiệm với tai nạn lao động đã xảy ra theo các nghĩa vụ nêu trên.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Hồng Nhung - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo