Nguyễn Nhàn

Tác phong lề lối làm việc là gì? Tiêu chí quy định thế nào?

Tác phong, phong thái làm việc là khái niệm để chỉ về cách thức làm việc, giải quyết công việc của một cá nhân, đơn vị. Tác phong làm việc là yếu tố có vai trò rất lớn quyết định đến sự thành công trong công việc của một cá nhân, đơn vị.

1. Tác phong lề lối làm việc là gì?

Trong mỗi một môi trường làm việc, mỗi một ngành nghề lĩnh vực không phân biệt công việc lao động trí óc hay công việc lao động chân tay, người thực hiện công việc đều phải có tác phong làm việc nhất định. Các tác phong làm việc này quyết định rất nhiều đến quá trình thực hiện công việc cũng như hình ảnh của công ty, đơn vị trong mắt khách hàng, đối tác.

Tác phong, lề lối làm việc của một người là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong công việc, cuộc sống của người đó. Trong môi trường công việc, tác phong lề lối làm việc là yếu tố xác định mức độ tin tưởng của khách hàng, đối tác, cấp trên đối với một cá nhân, đơn vị, đồng thời là yếu tố để đánh giá sự chuyên nghiệp, tận tâm đối với công việc đang đảm nhiệm, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một công việc cụ thể.

Với những vai trò, ý nghĩa quan trọng như trên nên tác phong làm việc được rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp đề cao, chú trọng. Đặc biệt đối với người làm việc trong các cơ quan nhà nước thì tác phong làm việc là điều cần đặc biệt chú trọng.

Từ đó, có thể hiểu tác phong làm việc được hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là cách ăn mặc, giao tiếp, cách thức làm việc, trao đổi, giải quyết vấn đề với khách hàng, đối tác…, đó cũng là cách thực hiện các công việc mang tính chất chuyên môn, thể hiện được giá trị nghề nghiệp của bản thân.

Tùy thuộc vào vị trí công việc, địa điểm làm việc, tính chất công việc mà có các tác phong làm việc khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung tác phong làm việc có những đặc điểm nổi bật sau:

- Có tinh thần, trách nhiệm với công việc, năng động, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ, công việc;

- Có tinh thần, trách nhiệm trong việc thực hiện công việc;

- Có thái độ phù hợp, đúng mực, thân thiện, hợp tác.

2. Tiêu chí đánh giá tác phong làm việc

Tác phong làm việc được đặt ra đối với mọi ngành nghề, lĩnh vực tuy nhiên đối với quan hệ lao động thông thường thì tác phong làm việc không được quy định cụ thể mà để cho doanh nghiệp tự quy định và yêu cầu người lao động của mình phải đáp ứng hoặc tuân thủ theo các tác phong làm việc đó.

Thông thường khái niệm tác phong làm việc thường được nhắc đến nhiều hơn đối với Đảng viên, cán bộ, công chức và viên chức công tác trong các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên thì tiêu chí đánh giá tác phong làm việc là một trong những tiêu chí quan trọng đóng vai trò lớn trong việc thực hiện công việc cũng như việc phát triển công việc, chức vụ trong tương lai.

Đối với Đảng viên: tác phong lề lối làm việc phải đảm bảo:

- Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ;

- Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc;

- Tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

Các tiêu chí nêu trên là các tiêu chí đánh giá để Đảng viên tự xem xét, đánh giá, phân loại tác phong, lề lối làm việc của mình theo các cấp độ từ thấp đến cao, từ yếu kém đến xuất sắc.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức: nhìn chung tác phong của cán bộ, công chức, viên chức cũng có các tiêu chí tương đồng với tác phong, lề lối làm việc của Đảng viên. Cụ thể:

- Là người làm việc trong cơ quan nhà nước, đảm bảo thực hiện các công việc cho nhân dân, là bộ mặt của nhà nước do đó tính năng động, sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức. Dựa trên tính chất công việc, điểm mạnh, yếu của từng nhân viên, từng vị trí để có sự linh hoạt trong việc phân công nhiệm vụ cụ thể. Từ đó chủ động kiểm tra, đôn đốc, rà soát việc thực hiện công việc.

- Có trách nhiệm, nguyên tắc trong thực hiện công việc nhằm đảm bảo công việc được thực hiện có hiệu quả cũng như thể hiện được vị trí, vai trò của người cán bộ, công chức, viên chức.

- Hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp, đồng chí là yếu tố nhằm xác định cách đối nhân xử thế của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết công việc. Việc biết cách hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp không chi giúp hiệu quả công việc được đẩy mạnh mà còn giúp cho đơn vị đoàn kết, thân thiện hơn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo