Sơ yếu lý lịch công chứng, chứng thực có được không?
Mục lục bài viết
1. Sơ yếu lý lịch là gì?
Sơ yếu lý lịch (hay tờ khai lý lịch cá nhân) là giấy tờ thể hiện những thông tin cơ bản nhất của một cá nhân, bao gồm: các thông tin về tên, tuổi, quê quán, trình độc học vấn, quá trình học tập, nghề nghiệp, quá trình công tác, nhân thân, gia đình, thành tích…của cá nhân đó. Đây là giấy tờ không thể thiếu trong các bộ hồ sơ xin việc hay hồ sơ thi tuyển công chức, viên chức…
2. Sơ yếu lý lịch có phải công chứng, chứng thực không?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật công chứng năm 2014 quy định:
“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Theo đó, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản.
Mặt khác, căn cứ theo Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định thì “các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 nghị định số 23/2015/NĐ-CP của chính phủ được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người chứng thực sẽ không Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP…”
Theo đó, đối với tờ khai lý lịch cá nhân sẽ được áp dụng các quy định về chứng thực chữ ký được quy định tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của chính phủ.
Kết luận: Từ các quy định trên, có thể xác định việc công chứng chỉ được áp dụng đối với các hợp đồng, giao dịch dân sự và không áp dụng đối với sơ yếu lý lịch hay tờ khai lý lịch cá nhân. Do đó, đối với sơ yếu lý lịch hay tờ khai lý lịch cá nhân sẽ chỉ áp dụng các quy định pháp luật về việc chứng thực.
3. Thủ tục chứng thực sơ yếu lý lịch
3.1. Giấy tờ cần chuẩn bị
Căn cứ theo khoản 1 điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì khi chứng thực sơ yếu lý lịch cá nhân hoặc tờ khai lý lịch cá nhân thì người yêu cầu chứng thực cần cung cấp những loại giấy tờ sau:
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Sơ yếu lý lịch hoặc tờ khai lý lịch cá nhân.
3.2 Cơ quan thực hiện việc chứng thực sơ yếu lý lịch cá nhân
Căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì những người có thẩm quyền chứng thực bao gồm:
- Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng;
- Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Như vậy, khi người dân có nhu cầu chứng thực sơ yếu lý lịch cá nhân có thể đến: Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã, Phòng công chứng, văn phòng công chứng hoặc các quan thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện thủ tục chứng thực tờ khai lý lịch cá nhân.
3.3. Thời hạn thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch cá nhân
Theo quy định tại điều 7 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thời hạn thực hiện việc chứng thực sơ yếu lý lịch cá nhân là ngay trong ngày yêu cầu. Trường hợp nếu tiếp nhận sau 15 giờ hằng ngày thì thời hạn thực hiện chứng thực là trong ngày làm việc tiếp theo./.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất