Quyền sử dụng ngõ đi chung của các hộ liền kề
1. Quy định quyền lối đi qua bất động sản liền kề
Quyền về lối đi quan là một trong những quyền đối với bất động sản liền kề. Việc ghi nhận quyền này thể hiện tin thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, đề cao tình làng nghĩa xóm theo tinh thần của dân tộc Việt Nam, đồng thời đảm bảo cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền và chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền. Vậy, điều kiện áp dụng quyền về lối đi được pháp luật quy định như thế nào? Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền về lối đi? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:
+ Quy định pháp luật quyền về lối đi;
+ Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền về lối đi;
+ Điều kiện áp dụng quyền về lối đi;
+ Giải quyết tranh chấp quyền về lối đi theo quy định pháp luật;
Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi, ngoài ra bạn có thể tham khảo tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:
2. Quyền sử dụng lối đi của các hộ liền kề
Câu hỏi: Gia đình tôi và nhà hàng xóm có tranh chấp một lối đi chung. Từ trước đến nay, lối đi này (ngõ vào) gia đình tôi đổ bê tông, làm hàng rào, có sổ đỏ thể hiện thửa đất ở có lối đi này. Năm 2010 gia đình hàng xóm về ở sang nhà để xin phép đi nhờ nhưng năm 2014 tranh chấp với gia đình tôi vì cho rằng lối đi chung 2 nhà. Về giấy tờ nhà của tôi có nguồn gốc rõ ràng của người bán khi trước, người này vẫn còn sống và cho biết lối đi này là vô nhà tôi, hàng xóm đi nhờ, Có sổ đỏ, diện tích đất ở kể cả lối đi vào nhà phù hợp với diện tích thể hiện trên sổ đỏ. Nhà hàng xóm chỉ có sổ đỏ, không có giấy tờ gốc.Vậy xin hỏi, với tài liệu chứng cứ trên có khẳng định lối đi này của gia đình tôi không? Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Với những thông tin mà bạn cung cấp và giấy tờ bạn có về lối đi này thì chưa thể kết luận được lối đi này là của riêng gia đình bạn hay không vì gia đình nhà hàng xóm cũng có sổ đỏ thể hiện lối đi này nên có thể đây là lối đi chung của hai gia đình. Để xác định được lối đi này là lối đi chung hay thuộc quyền sử dụng của riêng gia đình nào cần phải xem xét về nguồn gốc của lối đi này và các giấy tờ, hồ sơ địa chính được lưu trữ cũng như các văn bản thỏa thuận về lối đi chung của những người chủ trước khi chuyển nhượng lại cho gia đình bạn và gia đình hàng xóm.
Nếu trong hồ sơ địa chính, giấy tờ đều thể hiện lối đi này đã hình thành từ trước đó và nằm trong phần diện tích đất của gia đình nhà bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cũng chưa có sự thỏa thuận nào về lối đi này thì đây là cơ sở cho việc gia đình bạn có quyền sử dụng đất đối với lối đi đó. Trường hợp thửa đất của nhà hàng xóm bị bao bọc bởi các mảnh đất khác, lối đi qua phần diện tích đất nhà bạn là lối đi duy nhất thì theo Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015 bạn phải có nghĩa vụ dành lối đi đó cho nhà hàng xóm và gia đình nhà hàng xóm phải có nghĩa vụ đền bù. Cụ thể:
"Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."
Trong trường hợp tại hồ sơ địa chính thể hiện đây là lối đi chung của hai gia đình đã hình thành từ trước hoặc lối đi riêng thuộc phần đất của một bên nhưng đã có văn bản thỏa thuận đây là lối đi chung của những người chủ trước khi chuyển nhượng thì gia đình hàng xóm đương nhiên được sử dụng lối đi chung đó.
-------------
Câu hỏi tư vấn - Có quyền yêu cầu hàng xóm cho đi nhờ khi không có lối đi?
Kính chào Luật Sư !Lời đầu tiên xin gửi tới quý Luật Sư 1 lời chúc sức khỏe,an khang thịnh vượng.Sau đây tôi có vài câu hỏi muốn gửi đến LS nhờ LS tư vấn giúp. Cụ thể : Năm 2007 Mẹ tôi có mua 1 mảnh đất khoảng 70m2. Trong tổng thể khoảng 300m2 của Cậu ruột ( em mẹ ) và đã cất nhà luôn từ thời điểm mua và ở đến nay. Khi mua bán thì chỉ có giấy tờ viết tay và có người thứ 3 làm chứng và cùng ký tên vào giấy mua bán,và không ra chính quyền xác nhận. Vì trước đây muốn vào nhà tôi thì phải đi qua mảnh đất nhà Cậu,sau này mẹ tôi không muốn đi qua nữa và có yêu cầu Cậu cấp cho 1 lối đi vào nhà nhưng cậu không đồng ý với lý do bán đất rẻ nên không có lối đi,muốn đi thì mua đất chỗ khác mà đi. ( Cậu tôi trả lời như vậy là đúng hay sai,liệu mẹ tôi mua đất có được cấp đường đi không miễn phí không ) Và mẹ tôi đã mua 1 mảnh bên cạnh,giáp liền với mảnh đất của Cậu để đi vào nhà.Thứ 2 là đến khoảng năm 2012 đến nay mẹ tôi liên tục yêu cầu Cậu đi Làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( Sổ Đỏ ) cho mảnh đất mẹ tôi đã mua đó nhưng Cậu trả lời là không làm. Vậy kính mong luật sư tư vấn giúp tôi 2 vấn đề đó là liệu mẹ tôi đòi hỏi lối đi như vậy là đúng hay sai, và mẹ tôi muốn làm Sổ Đỏ cho mảnh đất đã mua đó thì phải làm những gì. Kính mong luật sư sớm trả lời giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn luật sư !
Trả lời: Chào bạn, chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
>> Quyền về lối đi qua đối với bất động sản
>> Quyền về lối đi qua theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015?
>> Thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu?
Trong trường hợp này cần xác định gia đình anh/chị ngoài lối đi đó còn lối đi khác hay không? Nếu không còn diện tích để sử dụng làm lối đi nào khác thì có quyền yêu cầu cậu giành lối đi chung còn nếu ngoài lối đi này vẫn có thể tự tạo những phần lối đi khác thì không có quyền yêu cầu cậu giành lối đi cho gia đình. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gia đình có thể tham khảo bài viết trên.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất