Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quyền sở hữu Bất động sản của người nước ngoài tại VN quy định thế nào?

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quyền sở hữu nhà ở? Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở? Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở? Người nước ngoài có được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?

1. Luật sư tư vấn quyền sở hữu nhà ở

Quyền sở hữu nhà ở là một trong những quyền được Nhà nước công nhận và bảo hộ. Theo đó, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà ở đó. Chủ sở hữu nhà ở có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình, được sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm; được bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở….

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu nhà ở cũng được công nhận quyền sở hữu mà họ phải có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp theo quy định pháp luật. Do đó, bạn phải tìm hiểu kỹ quy định của luật đất đai, luật nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành khác để xác định trường hợp của mình có được công nhận quyền sở hữu nhà ở hay không. Trường hợp bạn gặp vướng mắc liên quan đến quyền sở hữu nhà ở hoặc các vấn đề khác trong lĩnh vực đất đai thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam quy định như thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính gửi Quý Công ty, Cho tôi xin phép được hỏi vấn đề sau: Tôi có một người Cậu đang sống tại Mỹ từ năm 1975 đến giờ, đang có dự định mua căn hộ của một dự án tại TP. HCM để vài năm nữa gia đình về nước sinh sống. Nhân viên tư vấn của Sàn Bất động sản cho biết do Cậu tôi không còn quốc tịch VN nên chỉ được sở hữu căn hộ được 50 năm, hết hạn phải xin gia hạn lại. Quý Công ty cho tôi hỏi về quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại VN, có đúng là 50 năm như lời nhân viên

Trường hợp sau khi mua Cậu tôi mất thì căn hộ đó được xử lý như thế nào (Cậu tôi có 2 người con 40 & 43 tuổi). Tôi cũng có tìm hiểu về thừa kế tại VN nhưng không rõ sẽ áp dụng quy định luật pháp tại Mỹ hay tại VN. Thủ tục thừa kế và chi phí như thế nào? Cảm ơn Quý Công ty!

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 161 Luật nhà ở 2014 quy định:

"Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài

...

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

...

c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận."

Như vậy, người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam với thời hạn 50 năm, hết thời hạn này, có thể gia hạn theo quy định tại Điều 77 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

Trong trường hợp cậu của anh/chị chết thì căn nhà đó sẽ được xác định là di sản thừa kế và chia. Nếu có di chúc và di chúc hợp pháp thì sẽ chia theo nội dung của di chúc (Lưu ý quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự). Nếu không có di chúc để lại thì sẽ chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo Điều 651 BLDS 2015.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo