Cà Thị Phương

Quyền lợi NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật và nộp BHXH tự nguyện ?

Tôi vào làm kế toán cho một trường học từ năm 2001. Đến năm 2015 tôi được vào biên chế và làm việc cho tới nay .Tôi xin nghỉ việc từ ngày 1/10/2015 vậy tôi sẻ được hưởng những quyền lợi gi sau khi nghi việc .Hệ số lương của tôi là 2.66 -PCCV 0.20- phụ cấp trách nhiệm là 0.20 Nếu tôi tham gia BHXH tự nguyện có lợi gì ?


Quyền lợi NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật và nộp BHXH tự nguyện ?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 
Về vấn đề nghỉ việc của bạn, theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

“3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.

Trong trường hợp của bạn, bạn làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, do đó khi xin nghỉ việc bạn không cần có lý do, song để việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của bạn đúng luật, bạn phải tuân thủ thời gian báo trước cho công ty biết trước ít nhất 45 ngày. Do vậy, khi bạn thông báo cho công ty và đủ 45 ngày sau bạn được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Về các quyền lợi mà bạn được hưởng, nếu  đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định tại Điều luật trên thì khi nghỉ việc bạn sẽ được công ty trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động, như sau:
 
"1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
 
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
 
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc".
 
Theo quy định trên, bạn sẽ được nhận trợ cấp thôi việc dựa trên thời gian bạn làm việc tại công ty từ năm 2001 đến năm 2015 (trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp) và mỗi năm làm việc bạn được hưởng một tháng tiền lương.

Đồng thời, bạn có thể được hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ cơ quan bảo hiểm nếu đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 81 Luật bảo hiểm xã hội, cụ thể:
 
"Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
 
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;
 
2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
 
3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này". 
 
Và mức trợ cấp thất nghiệp bạn có thể được hưởng quy định tại Điều 82 Luật bảo hiểm xã hội như sau:
 
"1. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
 
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau
 
a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
 
b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
 
c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
 
d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên".

Về việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, theo  Quyết định số 1111/QĐ-BHXH về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thì khi bạn nghỉ việc tại trường tức là bạn không thuộc đối tượng điều chỉnh bên trường nữa, bạn có thể tự mình tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

"Điều 8. Đối tượng tham gia

1. Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc diện áp dụng quy định của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm:

1.1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng.

1.2. Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

1.3. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

1.4. Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân.

1.5. Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã nhận BHXH một lần.

2. Người tham gia BHXH tự nguyện đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, có từ đủ 15 năm đóng BHXH trở lên, có nhu cầu đóng tiếp BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH.

3. Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên đã có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần, có nhu cầu đóng tiếp BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH.

4. Người tham gia khác".


Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:

+Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (mẫu số 01-TN)

+Bản sao giấy khai sinh

*Trong trường hợp đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước đó thì thủ tục phải kèm theo:

+Sổ BHXH;

+ Bản quá trình đóng BHXH (do cơ quan BHXH nơi đi cấp);

+Đã tham gia BHXH bắt buộc: nếu không có bản quá trình đóng BHXH thì nộp kèm bản photo sổ BHXH;

+CMND để đối chiếu với sổ BHXH.

Như vậy, do bạn trước đó đã tham gia đóng bảo hiểm nên hồ sơ thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của bạn sẽ bao gồm:

+Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (mẫu số 01-TN)

+Bản sao giấy khai sinh

+Sổ BHXH;

+ Bản quá trình đóng BHXH (do cơ quan BHXH nơi đi cấp);

+Đã tham gia BHXH bắt buộc: nếu không có bản quá trình đóng BHXH thì nộp kèm bản photo sổ BHXH;

+CMND để đối chiếu với sổ BHXH.

Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người tham gia BHXH tự nguyện, tổ chức BHXH có trách nhiệm cấp Sổ BHXH; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn sẽ được hưởng các chế độ theo quy định tại khoản 2 điều 4 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006:

"Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất".


Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền lợi NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật và nộp BHXH tự nguyện ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !
CV : Nguyễn Thùy - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo