Hoài Nam

Quyền lợi của giáo viên khi dạy bù trong thời gian nghỉ ốm quy định thế nào?

Nhà trường có được yêu cầu giáo viên dạy bù để đảm bảo tiến độ chương trình khi quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ ốm không? Quyền lợi của giáo viên khi phải dạy bù số tiết trong thời gian nghỉ ốm được quy định như thế nào? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này qua tình huống sau đây:

1. Luật sư tư vấn viên chức

Giáo viên là viên chức làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục. Mỗi bậc giáo dục, giáo viên được phân công định mức tiết dạy khác nhau. Trong quá trình công tác, để đảm bảo tiến độ chương trình giáo viên được sắp xếp dạy thêm giờ. Trong trường hợp này giáo viên có được hưởng quyền lợi làm thêm giờ không?

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này, hãy gửi câu hỏi, ý kiến thắc mắc của mình về Email của công ty Luật Minh Gia hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được các Luật sư, chuyên viên hướng dẫn.

2. Luật sư tư vấn quyền lợi của giáo viên khi dạy bù trong thời gian nghỉ ốm

Câu hỏi tư vấn: Thời gian vừa qua tôi có nghỉ việc và điều trị tại Bệnh viện huyện từ 30/10 đến hết ngày 11/11/2020. Trong thời gian tôi nghỉ ốm, nhà trường không bố trí dạy thay được hết số tiết theo định mức nhà trường đã phân công cho tôi. Hiện tại nhà trường đang yêu cầu tôi dạy bù để đảm bảo tiến độ chương trình. Vậy tôi rất mong được công ty Luật Minh Gia giúp đỡ. Theo Luật lao động và thông tư quy định chế độ làm việc của giáo viên thì trong trường hợp này tôi có được nhà trường trả tiền dạy thay giờ không? hay quyền lợi của tôi khi phải dạy bù số tiết trong thời gian nghỉ ốm là như thế nào? Trân trọng mong được tư vấn, giúp đỡ ạ.

Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Căn cứ thông tin bạn cung cấp nhà trường đã phân công cho bạn dạy bù sau khi nghỉ ốm để đảm bảo tiến độ chương trình nên theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC:

Điều 3. Nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ

7. Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm: thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động.

Theo đó, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của Bảo hiểm xã hội bạn không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng vẫn được tính là hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi. Như vậy, sau khi kết thúc thời gian nghỉ ốm đau bạn quay trở lại làm việc, nhà trường sắp xếp cho bạn dạy thêm giờ để bù vào thời gian bạn nghỉ ốm đau sẽ được tính trả tiền lương làm thêm giờ.

Về cách tính tiền lương dạy thêm giờ thì căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC:

Điều 4. Cách tính tiền lương dạy thêm giờ

1. Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ:

a) Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;

b) Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;

c) Tiền lương 01 giờ dạy:

- Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần

 

Đối với nhà giáo làm công tác quản lý hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giáo viên cùng bậc học, cấp học, bộ môn của cơ sở giáo dục đó;

Theo đó, để tính tiền lương dạy thêm giờ trên một năm học thì căn cứ vào số giờ dạy thêm trên năm học và tiền lương 01 giờ dạy thêm. Phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị cũng như trình độ đào tạo, vị trí việc làm… của từng đối tượng giáo viên để thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề anh/chị yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác anh/chị vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169