Luật sư Trần Khánh Thương

Quyền của bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Câu hỏi đề nghị tư vấn: chào luật sư! cho e hỏi: theo điểm a điều 61, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn,biện pháp cưỡng chế. có phải bị cáo được nhận quyết định này trong giai đoan điều tra hay không? có được áp dụng theo khoan 2, điều 125 hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn không? thứ 2, theo điểm b, nếu bị cáo được thông báo về quyền và nghĩa vụ thì việc thông báo này được thực hiện khi nào trong quá trình xét xử vụ án? chân thành cảm ơn !

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (hiện nay 02/2017 chưa có hiệu lực pháp luật) quy định:

 

"Điều 277. Thời hạn chuẩn bị xét xử

 

1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

 

a) Đưa vụ án ra xét xử;

 

b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

 

c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.

..."

Theo quy định trên thì Quyết định đưa vụ án ra xét xử sẽ ban hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, chứ không phải giai đoạn điều tra (Cơ quan điều tra) hay giai đoạn truy tố (Viện kiểm sát).

 

Điều 125 Bộ luật TTHS 2015 quy định:

 

"Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

 

1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:

 

a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

 

b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

 

c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

 

d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

..."

Theo đó, các biện pháp ngăn chặn được hủy bỏ, thay thế khi thuộc một trong các trường hợp trên.

 

Điều 301 Bộ luật TTHS 2015 quy định:

 

"Điều 301. Khai mạc phiên tòa

 

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

 

2. Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt.

 

3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ."

 

Như vậy, chủ tọa sẽ phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị cáo, những người tham gia tố tụng khác trong phần khai mạc phiên tòa.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )


Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo