Luật sư Trần Khánh Thương

Quy định xử phạt đối với hành vi sử dụng con dấu giả

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính thưa Luật sư, cho tôi hỏi và xin ý kiến tư vấn của luật sư tôi nên xử lý như thế nào: Hiện tôi là doanh nghiệp kinh doanh vàng, nhưng có một số đối tượng xấu và một số doanh nghiệp kinh doanh vàng trong cùng khu vực có kết cấu với nhau đã làm một con dấu giả của doanh nghiệp (ví dụ: Kim Phát) và làm một số sản phẩm như lách, dây chuyền, còng và đóng con dấu giả đó vào sản phẩm để đưa ra ngoài thị trường. Vậy nay tôi xin luật sư cho tôi ý kiến và tư vấn về vấn đề này.

 

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, việc các đối tượng nêu trên nhờ làm, sử dụng con dấu giống như con dấu mà công ty bạn đang sử dụng mà không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hành vi sử dụng con dấu giả. Pháp luật có quy định xử phạt vi phạm đối với hành vi này như sau:

 

Điều 12 - Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu

 

“...4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

 

a) Mang con dấu vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;

 

b) Sử dụng trái phép con dấu mang từ nước ngoài vào Việt Nam;

 

c) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức;

 

d) Khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả.

 

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

 

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm d Khoản 3; Điểm c, d Khoản 4 Điều này;

 

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm d Khoản 3 Điều này.

 

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 

a) Buộc thu hồi con dấu đối với hành vi quy định tại Điểm b, đ, e Khoản 2; Điểm c Khoản 3; Điểm c, d Khoản 4 Điều này;

 

b) Buộc thu hồi con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a Khoản 3 Điều này;

 

c) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này”.

 

Vì vậy, bạn cần phải báo cho cơ quan công an tại địa phương để tiến hành các thủ tục điều tra, xác minh và xử phạt vi phạm. Nếu như có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự thì cơ quan điều tra sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự của những đối tượng này. Căn cứ:

 

Điều 267 - Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:

 

“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

 

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

 

c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

 

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;...”

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!



Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:

 

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169