Quy định về xử lý công trình không cấp phép xây dựng
1. Luật sư tư vấn về pháp luật xây dựng
Việc xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình được thực hiện sau khi thực hiện thủ tục và được cấp giấy phép xây dựng, trừ một số trường hợp không phải xin cấp giấy phép xây dựng. Giấy phép xây dựng chính là căn cứ pháp lý giúp cơ quan có thẩm quyền quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch, đúng thiết kế đô thị được duyệt, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng và tạo thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhận thực hiện việc xây dựng nhanh chóng, đảm bảo an toàn, an ninh, phù hợp cảnh quan khu vực...Tuy nhiên, hiện nay, nhiều cá nhân, tổ chức không thực hiện việc xin cấp giấy phép xây dựng trực khi khởi công xây dựng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính với hành vi không có giấy phép xây dựng. Ngoài ra, công trình đang xây dựng có thể bị dỡ bỏ nếu khi hành vi vi phạm bị phát hiện nhưng vấn tiếp tục xây dựng mà không thực hiện xin giấy phép xây dựng. Vì vậy, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng là thủ tục cần thiết đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức mà họ nen tìm hiểu. Việc nắm bắt các quy định pháp luật hiện hành về giấy phép xây là rất cần thiết, giúp họ tránh được những sai phạm đáng tiếc.
2. Tư vấn về xử lý vi phạm hành chính về việc không cấp giấy phép xây dựng
Hỏi: Xin luật sư tư vấn giúp tôi, công ty tôi mượn khu đất trồng cỏ (Hành lang cây xanh) của cụm công nghiệp thị trấn Phùng, để xây nhà để xe cho cán bộ công nhân, trong quá trình đang đổ dầm móng đội thanh tra xây dựng huyện, lập biên bản vi phạm hành chính ngừng thi công, vi phạm vào khoản 1 điều 5 NĐ 180, UBND thị trấn đến kiểm tra lại lập vi phạm xây dựng sai quy hoạch, hành vi vi phạm nào là đúng, vi phạm của công ty tôi xử lý như thế nào, UBND cấp nào ban hành QĐ đình chỉ thi công và quyết
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, việc thi công của công ty bạn đồng thời vi phạm quy định là về giấy phép xây dựng bởi hiện tại thì chưa thể xác định được việc xây dựng này có phải là sai quy hoạch hay không. Trong trường hợp xin được giấy phép và được cho phép xây dựng thì việc xây dựng này được coi là đúng quy hoạch. Còn trước mắt, công ty bạn cần tuân thủ quy định về ngừng thi công, tháo dỡ công trình xây dựng không có giấy phép theo quy định tại Điều 12 Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Cụ thể:
Điều 12. Xử lý công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng
1. Những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải bị xử lý như sau:
a) Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;
c) Cường chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) vì chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
2. Đối với những công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng theo quy định thì xử lý như sau:
a) Những công trình xây dựng phải bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng gồm: công trình xây dựng phù hợp vị trí quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng trên đất ở có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, phù hợp quy hoạch xây dựng; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp quy hoạch xây dựng; công trình xây dựng trên đất có đủ điều kiện về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;
b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc xin cấp Giấy phép xây dựng, đồng thời áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ;
c) Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng. Sau khi tự phá dỡ công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng, chủ đầu tư mới được tiếp tục thi công xây dựng.
Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp thì phải bị cưỡng chế phá dỡ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ;
d) Trường hợp chủ đầu tư bị từ chối cấp Giấy phép xây dựng hoặc không có Giấy phép xây dựng sau thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình vi phạm, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ thị bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
Thứ hai, Điều 16 Nghị định quy định về thẩm quyền của Thanh tra viên, cán bộ quản lý xây dựng cấp xã như sau:
1. Lập biên bản ngừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình vi phạm
2. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền.
Do vậy Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền đình chỉ thi công và cưỡng chế phá dỡ công trình sai phạm
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất