Quy định về việc thành lập hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở
Mục lục bài viết
1. Tư vấn về thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở
Bạn mới thành lập doanh nghiệp và ban giám đốc công ty muốn thành lập hội đồng an toàn, vệ sinh lao động. Nếu doanh nghiệp bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:
+ Ai làm chủ tịch Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động;
+ Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động có mối quan hệ gì với công đoàn và bộ phận sản xuất;
+ Tiêu chuẩn của những thành viên trong Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở;
+ Quy định pháp luật về phụ cấp cho những thành viên trong Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở.
2. Điều kiện thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động.
Hỏi:
Xin chào quý công ty, Lời đầu tiên cho mình xin gửi đến quý công ty lời chúc sức khỏe và an lành.Mình có một số câu hỏi về việc thành lập hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở muốn nhờ quý công ty giải đáp như sau: Công ty mình mới thành lập có khoảng 100 người, Ban Giám đốc muốn thành lập hội đồng an toàn này vậy cho mình hỏi:
1. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở này tối thiểu bao nhiêu người và tối đa là bao nhiêu?
2. Hội đồng an toàn do ai làm chủ tịch và có mối quan hệ với Công Đoàn và bộ phận sản xuất như thế nào?
3. Những thành viên trong Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở cần được đào tạo về an toàn theo nhóm mấy? Có cần chứng chỉ nào riêng về an toàn không?
4. Có quy định nào của luật hay nghị định, thông tư quy định về mức phụ cấp cho những người nằm trong Hội đồng an toàn không?
5. Nếu không có thì công ty có cần thiết phải xây dựng mức phụ cấp cho thành viên Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở hay không?Trong khi chờ đợi câu trả lời từ quý công ty, tôi xin gửi đến quý công ty lời cảm ơn chân thành nhất vì đã quan tâm đến câu hỏi này. Xin vui lòng trích dẫn những điều khoản luật, nghị định, thông tư kèm theo tôi rất biết ơn quý công ty về điều đó.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:
Thứ nhất, về thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở: Căn cứ theo Điều 75 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về thành phần Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở:
“3. Thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở bao gồm:
a) Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở sản xuất, kinh doanh là ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng;
d) Người làm công tác y tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh;
đ) Các thành viên khác có liên quan.
Thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở phải bảo đảm tỷ lệ thành viên nữ tham gia phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới, điều kiện thực tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh”.
Thứ hai, mối quan hệ giữa Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động với các bộ phận khác:
Căn cứ theo quy định tại Điều 72 và Khoản 2 Điều 75 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động:
“a) Tư vấn, phối hợp với người sử dụng lao động trong việc xây dựng nội quy, quy trình, kế hoạch và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
b) Hằng năm, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động, người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động; nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
c) Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động”.
Theo như quy định trên bạn có thể thấy được mối quan hệ giữa Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động với tổ chức công đoàn của công ty, bộ phận y tế, người sử dụng lao động nhằm đảm bảo lợi ích cho công ty cũng như người lao động.
Thứ ba, Dựa theo Khoản 4 Điều 72 Luật an toàn vệ sinh lao động thì: Người làm công tác an toàn, vệ sinh, lao động phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật và có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở. Từ đó ta có thể thấy những thành viên của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động không chỉ cần có chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần phải có hiểu biết về hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty.
Thứ tư, về mức phụ cấp: Hiện tại thì chưa có văn bản pháp luật cụ thể nào quy định về phụ cấp cho các thành viên của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên thì có thể căn cứ vào Điều lệ hay quy chế của công ty xem có quy định về vấn đề đó hay không?
----
3. Điều kiện xét tuyển đặc cách viên chức ngành giáo dục
Câu hỏi:
Mình được trường THPT NVC ký hợp đồng giảng dạy theo tiết dạy từ năm 2011 đến nay (hợp đồng theo năm học, ký với trường, trả lương theo tiết dạy, mình đã dạy liên tục đến nay đã được hơn 36 tháng), mình đóng BHXH tự nguyện chứ trường THPT NVC không đóng BHXH cho mình. Vậy cho mình hỏi, là mình có đủ điều kiện để Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam tổ chức xét tuyển đặc cách viên chức giáo dục hay không? Và việc đóng BHXH tự nguyện hay bắt buộc có liên quan gì đến việc xét tuyển đặc cách viên chức hay không? Cho mình hỏi thêm là các điều kiện để xét tuyển đặc cách viên chức. Mình xin chân thành cảm ơn.
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Điều kiện xét tuyển đặc cách viên chức nhà nước
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 15/2012/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo bồi dưỡng đối với viên chức có quy định về điều kiện xét tuyển đặc cách như sau:
Điều 7. Điều kiện xét tuyển đặc cách
1. Căn cứ nhu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xét tuyển đặc cách không theo trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP đối với các trường hợp sau:
a) Người có kinh nghiệm công tác theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP hiện đang công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển; có thời gian liên tục từ đủ 36 tháng trở lên thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc); trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
b) Người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng; trường hợp sau khi tốt nghiệp đã có thời gian công tác thì phải công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển, trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian này;
c) Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng của đơn vị sự nghiệp công lập trong các ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành nghề truyền thống.
2. Việc xác định tốt nghiệp đại học loại giỏi được căn cứ vào xếp loại tại bằng tốt nghiệp; trường hợp bằng tốt nghiệp không xếp loại thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức báo cáo cụ thể kết quả học tập toàn khóa và kết quả bảo vệ tốt nghiệp để cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phải có văn bản trả lời.
Như vậy, nếu anh/chị đáp ứng được một trong các trường hợp trên thì có thể được đặc cách xét tuyển viên chức.
Điều kiện để xét tuyển đặc cách viên chức không có quy định về việc đóng BHXH bắt buộc hay tự nguyện, tuy nhiên, việc đóng BHXH tự nguyện hay bắt buộc có ảnh hưởng đến chế độ tập sự và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp sau khi được tuyển dụng, cụ thể Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV quy định:
"1. Người trúng tuyển viên chức được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.
2. Người được tuyển dụng đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu không có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này thì phải thực hiện chế độ tập sự.
3. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp".
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất