Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
Mục lục bài viết
Điều khiển phương tiện giao thông đường sắt là một công việc đòi hỏi kiến thức chuyên môn, kỹ năng cao và trách nhiệm lớn. Các quy định về điều khiển phương tiện đường sắt nhằm đảm bảo việc di chuyển an toàn của tàu thông qua việc đặt ra các quy định về tốc độ, quy trình dừng, xuất phát và vượt qua các đoạn đường sắt, kỷ luật nghề nghiệp, … Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện đường sắt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của mình cũng như những người khác.
1. Cơ sở pháp lý
Điều 267 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt như sau:
"1. Người nào chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được giao;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
2. Dấu hiệu pháp lý
* Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này chủ thể đặc biệt. Chỉ người làm chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông đường sắt và thực hiện hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt và gây hậu quả thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 267 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
* Khách thể: Đây là tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông. Cụ thể, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt là tội xâm phạm trực tiếp đến các quy định của nhà nước về an toàn giao thông đường sắt gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của người khác. Đối tượng tác động trực tiếp của tội phạm này là phương tiện giao thông đường sắt.
* Khách quan:
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt. Tức là làm trái các quy định pháp luật về an toàn giao thông đường sắt. Tuy nhiên, hành vi này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại cho người khác :
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
* Về mặt chủ quan của tội phạm: Chủ thể thực hiện tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt thực hiện hành vi phạm tội của mình với lỗi vô ý, có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả.
Tức là, người phạm tội tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại cho người khác, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Hoặc, người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây thiệt hại cho người khác mặc dù họ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
* Mặt chủ quan: Lỗi vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả). Người thực hiện hành vi không mong muốn gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội mà tin hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước hậu quả đó do cẩu thả.
3. Hình phạt
Có 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung với tội này:
- Khung hình phạt cơ bản: bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng:
+ Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;
+ Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
- Khung hình phạt khác: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Thực chất đây là đây là cấu thành tội phạm cơ bản thứ hai. Cấu thành tội phạm ở khung này thì hành vi chỉ gây ra tình trạng nguy hiểm cho xã hội (có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nếu không được ngăn chặn kịp thời).
- Khung hình phạt bổ sung: bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Quy trình Luật sư bào chữa tại Luật Minh Gia
Tại Luật Minh Gia, quy trình Luật sự tiến hành bào chữa theo yêu cầu của khách hàng được thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc về hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt(Quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.
Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.
Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.
5. Phương thức liên hệ luật sư bào chữa
Cách 1: Liên hệ Hotline yêu cầu dịch vụ: 0902.586.286
Cách 2: Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn
Cách 3: Đến trực tiếp để yêu cầu dịch vụ
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất