Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Luật sư tư vấn về tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác theo quy định pháp luật hiện hành. Các yếu tố cấu thành và khung hình phạt của tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác. Để tìm hiểu chi tiết về tội này, bạn đọc có thể tham khảo nội dung tư vấn sau đây:

1. Tư vấn về tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác.

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được pháp luật quy định gồm hai hành vi phạm tội độc lập. Theo đó, người phạm tội có hành vi tác động vào tài sản thuộc sở hữu của người khác, làm cho tài sản đó bị mất giá trị sử dụng (hủy hoại tài sản) hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản (làm hư hỏng tài sản) với giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp được luật hình sự quy định. Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ hỗ trợ cho bạn những nôi dung sau đây:

+ Hành vi vi phạm tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác;

+ Khung hình phạt của tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi:1900.6169, bên cạnh đó bạn có thể tìm hiểu thêm tạị tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn sau đây:

2. Tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác

I. Các dấu hiệu của tội phạm

1. Chủ thể

- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 143 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 143 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

2. Khách thể

Quan hệ sở hữu. Nếu sau khi hủy hoại, làm hư hỏng tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu them trách nhiệm hình sự về tội khác.

3. Mặt khách quan của tội phạm

- Hành vi hủy hoại làm tài sản lâm vào tình trạng mất hẳn giá trị sử dụng của nó, không thể khôi phục lại được.

- Hậu quả: giá trị sử dụng của tài sản bị hư hỏng  hoặc hủy hoại. Thiệt hại gây ra phải từ 2 triệu đồng trở lên, nếu dưới 2 triệu đồng thì phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

- Lỗi cố ý

- Mục đích: hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác

- Động cơ (không phải dấu hiệu bắt buộc): tư thù…

II. Hình phạt

1. Hình phạt chính

- Phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

- Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

+) Có tổ chức;

+) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

+) Gây hậu quả nghiêm trọng;

+) Để che giấu tội phạm khác;

+) Vì lý do công vụ của người bị hại;

+) Tái phạm nguy hiểm;

+) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

- Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

+) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

+) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu thuộc một trong các trường hợp:

+) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

+) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

2. Hình phạt bổ sung

- Phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng

- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

------------------

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn trực tuyến về pháp luật Hình sự như sau:

Câu hỏi: Tự ý phá dỡ tường rào khi đang tranh chấp đất đai thì xử lý thế nào?

Cho em hỏi, năm 2017, Nhà em đang xây dựng lại nhà ở, và xây tường bao quanh nhà. trước khi xây tường bao, em có gọi nhà bác hàng xóm cạnh nhà ( liền kề với nhà em và đi chung ngõ) ra đo đạc , để nhà em cắm mốc xây dựng tường, do trước kia em ko được nhận rõ vị trí cắm mốc. trước thỏa thuận của 2 bên, và sự chỉ đạo cắm mốc, đồng ý của bác hàng xóm, nhà em đã cho thợ xây tường bao. nhưng đến sáng hôm sau, bác ấy đã yêu cầu nhà em không được xây tiếp, và bảo nhà em xây sang đất nhà bác ấy 10cm đất , dài khoảng 3,2m ( sau này bác ấy trình báo với cơ quan là do bác ấy  nghi ngờ nhà em xây lấn sang đất ngõ), nhưng nhà em ko đồng ý vì lý do hôm trước đã thỏa thuận xong rồi. Sau đó bác ấy ra lệnh, yêu cầu thợ nhà em ko được xây, và dùng những lời lẽ thô tục, chửi bới, cầm thanh gỗ ván dài gần 1m, dày 2cm, rộng 10cm đe dọa thợ nhà em , đẩy 1 bác thợ gần 60 tuổi ngã trên đống gạch, và tát 1 anh thợ sinh năm 1978. lúc này gia đình em cũng có mặt.  1 lúc sau, em đi vắng, em gái bác ấy lên và tiếp tục có những lời lẽ thô tục với thợ xây nhà em, yêu cầu, ra lệnh cho anh mình phá tường. khoảng 30 phút sau, bác ấy cầm xè beng dài khoảng 1m8 ra phá tường nhà em( nhà em không có ai ở nhà, chỉ có thợ xây đang ngồi nghỉ giải lao trong nhà).ngày hôm đó em đã làm đơn trình báo công an xã, cũng như làm đơn mời địa chính lên đo lại đất, thì nhà em xây dựng trên chính phần đất của mình, không lấn sang đất ngõ chung hay đất của nhà bác ấy.  vậy cho em hỏi: việc bác ấy phá tường nhà em sẽ phải chịu những trách nhiệm như thế nào trước pháp luật, nhà em được bồi thường ra sao? việc phá tường nhà em có phải là có tổ chức hay ko ( có sự tham gia của bác ấy và em gái)? cấu thành tội như nào? xin luật sư tư vấn cho em hiểu rõ với ạ . em xin cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây: 

>> Có được tự ý tháo dỡ phần lấn chiếm của hàng xóm không?

Theo thông tin anh/chị cung cấp thì có thể thấy người hàng xóm đã có hành vi tự ý phá dỡ tường rào, hành vi của người hàng xóm là trái quy định của pháp luật (kể cả trường hợp anh/chị có xây lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm thì người hàng xóm có quyền thông báo với chính quyền địa phương để yêu cầu giải quyết chứ không được tự ý phá dỡ tường rào). Trường hợp này, hành vi của người hàng xóm sẽ phải bồi thường thiệt hại cho phía anh/chị theo quy định tại Điều 170 Bộ luật dân sự 2015 về Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại:

"Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại".

Ngoài ra, với hành tự ý phá dỡ công trình của người khác, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại và tính nguy hiểm, nghiêm trọng của hành vi mà người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm:

Bộ luật hình sự quy định Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

"1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".

Trường hợp mức độ thiệt hại không đủ cấu thành tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 2  Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

"2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác"

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo