Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự công cộng

Gây rối trật tự công cộng là hành vi làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến quyền lợi của tổ chức, cá nhân. Do đó, hành vi này phải được xử lý một cách nghiêm khắc, để bảo đảm trật tự an ninh, an toàn xã hội.

1. Gây rối trật tự công cộng là gì?

Gây rối trật tự công cộng hành vi làm mất tính ổn định, gây ra xáo trộn, gây ảnh hưởng xấu hoạt động bình thường của cá nhân, tổ chức, xã hội, vi phạm quy tắc xử sự chung đặt ra cho mỗi công dân ở nơi công cộng, xâm phạm tình trạng ổn định của sinh hoạt chung xã hội, như:

- Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị ở nơi công cộng;

 - Hò hét, tạo tiếng động gây ầm ĩ, đua xe máy trái phép;

- Hành hung người làm nhiệm vụ hoặc người tự nguyện tham gia bảo vệ trật tự nơi công cộng;

- Tụ tập ẩu đả, đánh nhau ở nơi công cộng…

2. Quy định pháp luật về tội gây rối trật tự công cộng

Điều 318 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội gây rối trật tự công cộng như sau:

“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

Dấu hiệu pháp lý về tội gây rối trật tự công cộng

* Khách thể của tội phạm

Tội gây rối trật tự công cộng là tội phạm thuộc nhóm tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng. Tội gây rối trật tự công cộng là tội xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng thuộc quản lý Nhà nước.

* Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội gây rốt trật tự công cộng được thể hiện thông qua những hành vi sau: 

- Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng bằng nhiều phương thức khác nhau, ví dụ như:

- Hành vi tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mất trật tự công cộng;

- Hành vi dùng vũ lực để đập phá hoặc làm ô uế các công trình công cộng

- Hành vi la hét làm huyên náo nơi công cộng;

- Hành vi tụ tập ẩu đả, đánh nhau ở nơi công cộng...

- Hành vi nêu trên phải gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, những hành vi khách quan nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong những trường hợp sau đây: 

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

* Chủ thể của tội phạm

Người phạm tội gây rối trật tự công cộng là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự (có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình).

* Mặt chủ quan của tội phạm

Chủ thể thực hiện tội gây rối trật tự công cộng thực hiện hành vi phạm tội của mình với lỗi cố ý. Chủ thể của tội phạm hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc dù không mong muốn hậu quả xảy ra những vẫn có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra.

Hình phạt đối với tội gây rối trật tự công cộng

Khi có đủ yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự công cộng, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, bao gồm 02 khung hình phạt chính: 

- Khung 1: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều này;

- Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.

3. Quy trình Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự công cộng tại Luật Minh Gia

Tại Luật Minh Gia, quy trình Luật sự tiến hành bào chữa theo yêu cầu của khách hàng được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc về hành vi vi phạm quy định về gây rối trật tự công cộng từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.

4. Liên hệ Luật sư bào chữa tội Gây rối trật tự công cộng

Mọi thắc mắc về dịch vụ luật sư bào chữa tội Gây rối trật tự công cộng quý khách vui lòng liên hệ qua các phương thức sau:

Cách 1: Liên hệ Hotline yêu cầu dịch vụ: 0902.586.286

Cách 2: Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn  

Cách 3: Đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:

VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169