Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư bào chữa vụ án về tội cướp giật tài sản

Cướp giật tài sản là một trong những tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản phổ biến trên thực tế. Tuy nhiên, việc phân biệt hành vi cướp giật tài sản trong tội cướp giật tài sản với các tội phạm khác trong nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu là tương đối rắc rối. Việc thuê luật sư để bảo vệ quyền lợi của mình trong vụ án cướp giật tài sản rất quan trọng và cần thiết.

1. Quy định về Tội cướp giật tài sản

Tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

''1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.''

Từ các quy định tại Điều 171 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có thể xác định, tội cướp giật tài sản xâm phạm trực tiếp đến quan hệ sở hữu tài sản của công dân, đối tượng tác động là những tài sản nhỏ, gọn, dễ mang đi do tính chất của hành vi là nhanh chóng chiếm đoạt tài sản.

Chủ thể của tội cướp giật tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi nhất định thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Đôngj cơ phạm tội là chiếm đoạt tài sản của người khác một cách cố ý

Tội cướp giật tài sản có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng. Được hiểu là người phạm tội không cần che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà thực hiện trước mặt mọi người một cách táo bạo bất ngờ và dứt khoát trong một thời gian rất ngắn.

toi-cuop-giat-jpg-23032013124549-U1.jpg

Luật sư bào chữa tội cướp giật tài sản

>> Gọi: 0902.586.286

2. Lý do nên mời Luật sư bào chữa về tội cướp giật tài sản

- Quá trình tố tụng kéo dài có thể làm người bị bắt giữ, bị can, bị cáo,… mệt mỏi, nản chí. Sự tham gia của Luật sư với tư cách là bạn đồng hành cho các chủ thể này. Luật sư không chỉ hỗ trợ về mặt pháp lý mà còn hỗ trợ cho người bị bắt giữ, bị can, bị cáo về mặt tinh thần.

- Tội cướp giật tài sản không phải là một tội hiếm gặp trên thực tế nhưng khi phát sinh có thể bộc lộ các tình tiết khó chứng minh. Sự tham gia của Luật sư cùng quá trình đấu tranh pháp lý cho thân chủ cũng góp phần làm sáng tỏ các tình tiết trong vụ án hình sự . Giúp các cơ quan chức năng có thể nhìn nhận chính xác sự việc, không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không hàm oan cho người vô tội.

3. Quy trình Luật sư bào chữa tội cướp giật tài sản tại Luật Minh Gia

Bước 1: Tiếp nhận nội dung vụ án cướp giật tài từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh hành vi phạm tội cướp giật tài sản làm căn cứ thực hiện công việc tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.

4. Lên hệ luật sư tham gia bào chữa về Tội cướp giật tài sản

Mọi thắc mắc về dịch vụ luật sư bào chữa tội cướp giật tài sản vui lòng liên hệ qua các phương thức sau:

Cách 1: Liên hệ luật sư hình sự: 0902.586.286

Cách 2: Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn

Cách 3: Đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:

- VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

---

5. Hỏi về hình phạt tội cướp giật tài sản

Câu hỏi:

Tôi có một người bạn sinh năm 1984 . Có hành vi cướp giật tài sản của một ngừoi  phụ nữ trong khi điều khiển xe máy. Trong ví  nạn nhân có hơn 300 nghìn đồng. Nhưng đã bị người dân tri hô và bắt được. Hôm đó bạn tôi say rượu bản thân bạn tôi lại rất chịu thương chịu khó mà chưa bị kết án hay phạm tội lần nào . Bạn tôi mới chỉ học hết lớp 3 có một con nhỏ hơn 5 tháng tuổi. Người bị giật đồ cũng đã nhận lại đc ví tiền và tài sản người và phương tiện  không sao cả .Người bị hại cũng  đã làm đơn xin giảm án cho bạn tôi  vậy bạn tôi nhận  mức án phạt như thế nào mong luật sư giúp đỡ!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 thì:

''Xem trích dẫn quy định tại phần tư vấn trên''

Đồng thời Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định : 

 Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Bạn của bạn cần kiểm tra quy định tại Điều 51 – Bộ luật hình sự 2015 để khai thác các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình như: Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án; …

Theo đó theo quy định của pháp luật thì hình phạt chính đối với tội cướp giật tài sản là hình phạt tù. Mức thấp nhất của tội này đó là từ 1 năm đến 5 năm tù. Và áp dụng Điều 54 Bộ luật hình sự nếu bạn của bạn có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 thì Tòa án sẽ quyết định áp dụng mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo