Quy định về người chưa thành niên gây thương tích cho người khác
1. Luật sư tư vấn về hành vi cố ý gây thương tích
Nếu bạn chưa có thời gian tìm hiểu sâu về những hậu quả pháp lý về hành vi cố ý gây thương tích về trách nhiệm, nghĩa vụ, mức bồi thường, quyền lợi hợp pháp của người bị hại hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6169 mọi vướng mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp nhanh chóng, như:
- Trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích;
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thực hiện cố ý gây thương tích;
- Thủ tục, trình tự giải quyết đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác;
- Luật sư hỗ trợ, tư vấn mọi vướng mắc về hành vi cố ý gây thương tích cho bạn;
Hãy liên hệ với Luật Minh Gia để được hỗ trợ nhanh nhất, hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm tại tình huống sau đây để có hướng giải quyết phù hợp.
2. Hành vi cố ý gây thương tích sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào
Hỏi: Chào Luật sư! Vừa qua vào tháng 01 năm 2020, Em tôi có gây gỗ với anh hàng xóm, dẫn đến anh hàng xóm bị gãy tay, đi giám định bị thương tích 15% Em tôi mới vừa ra Viện do tụ máu bầm trong não, thần kinh chưa ổn định, Và do bên kia chửi rủa cầm dao dí mặt chửi gây sự trước, hai bên xô xát dẫn tới sự việc! Về phía gia đình có giảng hoà với bị hại và bồi dưỡng số tiền 25 triệu đồng nhưng bị hại không chịu Hiện nay em tôi chưa đủ 18 tuổi và vẫn còn đang đi học 12, vậy phải chịu mức án như thế nào và bồi thường số tiền ra sao thưa Luật sư!Kính Mong Luật Sư giải đáp!Cảm ơn Luật Sư!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.”
Trong trường hợp trên, em của bạn gây thương tích cho anh hàng xóm 15% nên có thể có hai trường hợp sau đây.
Trường hợp 1: Em bạn có sử dụng hung khí nguy hiểm, có tổ chức, có tính chất côn đồ, … thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 134 (căn cứ tại điểm đ khoản 2). Theo đó, hình phạt sẽ là từ 2 năm đến 6 năm tù theo khung hình phạt, tuy nhiên do em của bạn chưa đủ 18 tuổi (đang học lớp 12 nên xác định là trong khoảng từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi) nên quy định hình phạt sẽ theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):
“1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;”
Theo đó, nếu thuộc trường hợp này, mức án tối đa mà em bạn phải chịu là 4 năm 6 tháng tù.
Trường hợp 2: Em của bạn không có các tình tiết tăng nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 về tội cố ý gây thương tích. Mức án, theo quy định điều luật này là thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Bộ luật hình sự thì trong trường hợp này, mức án tối đa mà em bạn có thể phải chịu sẽ là 2 năm 3 tháng tù giam.
Ngoài ra, đối với trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 Điều 134 (trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại) thì chỉ khi có yêu cầu của người bị hại mới có thể tiến hành khởi tố vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó, nếu thỏa thuận được với người bị hại về vấn đề bồi thường và người bị hại không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan điều tra sẽ không tiến hành khởi tố vụ án hình sự.
Đối với tình tiết em bạn bị đe dọa, kề dao vào mặt sẽ xác định như sau. Nếu trường hợp người hàng xóm sử dụng dao và có ý đinh tấn công em bạn, việc đánh lại chỉ mang tính chất tự vệ thì dựa vào các tình tiết thực tế có thể được xem là phòng vệ chính đáng nếu hành vi của em bạn chỉ là chống trả lại một cách cần thiết và làm người hàng xóm bị thương. Theo đó, khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:
“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”
Theo đó, nếu bên kia có hành vi tấn công em bạn và hành vi gây thương tích của em bạn lên người kia được xác định là hành vi chống trả cần thiết thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, có thể được xem là phòng vệ chính đáng hay không phải phụ thuộc vào tình tiết thực tế của vụ việc và kết luận của cơ quan điều tra.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất