Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quy định về lựa chọn và thay đổi người bào chữa

Gia đình tôi đang có vụ việc liên quan đến pháp luật, trong đó có một số người khi phạm tội tuổi đời ở tuổi chưa thành niên. Xin hỏi trong quá trình điều tra đến khi xét xử thì việc lựa chọn và thay đổi người bào chữa hoặc những quy định bắt buộc của pháp luật về cử người bào chữa được quy định cụ thể như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến bộ phận luật sư Hình sự Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:
 

Theo Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về Lựa chọn và thay đổi người bào chữa như sau:

 

Điều 75. Lựa chọn người bào chữa

 

1. Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn.

 

Tại Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định:

 

Điều 74. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng

 

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

 

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

 

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

 

Đối với người phạm tội ở tuổi chưa thành niên, pháp luật quy định cụ thể về người bào chữa theo quy định tại Điều 422 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

 

Ðiều 422. Bào chữa

 

1. Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

 

2. Người đại diện của người dưới 18 tuổi bị buộc tội có quyền lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người dưới 18 tuổi bị buộc tội.

 

3. Trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

 

Ngoài ra, Điều 9 Thông tư liên tịch số  01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên quy định về người bào chữa, cụ thể là:

 

“ 1.Bắt buộc phải có người bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Mọi trường hợp không có người bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, trừ trường hợp họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa. Người bào chữa có thể là: luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân.
 

2. Khi giao quyếtđịnh tạm giữ hoặc quyết định khởi tố bị can, cơ quan ra quyết định phải thông báo cho người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên và người đại diện hợp pháp của họ về quyền có người bào chữa.
 

3. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa theo quy định của pháp luật hoặc tự mình bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
 

4. Trường hợp bị can, bị cáolà người người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình, trừ trường hợp người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối.
 

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải đề nghị Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị can, bị cáo là trẻ em không nơi nương tựa và có thể đề nghị trợ giúp pháp lý cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên khác.
 

5.Trường hợp bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa thì phải lập biên bản lưu trong hồ sơ vụ án.
 

6. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện quyền tiếp xúc, gặp gỡ với bị can, bị cáo là người chưa thành niên theo quy định của pháp luật.”

 

 

Trân trọng!

P. Tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo