LS Thanh Hương

Quy định về giám định suy giảm khả năng lao động theo Luật BHXH 2014

Luật sư tư vấn về các quy định giám định suy giảm khả năng lao động theo Luật BHXH như sau: Xin chào Luật sư, Tôi năm nay 43 tuổi, đã đóng BHXH được 19 năm. Tôi đang tính toán các phương án về hưu như sau: 1. Đi làm và đóng BHXH thêm 1năm cho đủ 20 năm. Về nghỉ 1 năm, chờ đủ 45 tuổi (2017) và làm thủ tục lĩnh lương hưu sớm (giám định y khoa, - % của các năm lĩnh sớm...)

 

2. Nghỉ làm, đóng BHXH tự nguyện 1 năm và chờ đủ 45 tuổi rồi tiếp tục như phương án trên.
Tôi xin hỏi Luật sư 2 vấn đề: 
1. Các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục lĩnh lương hưu sớm là gì? Tôi có đọc là cần Giấy  giới thiệu đến cơ sở y tế giám định y khoa. Trong 2 phương án trên, tại thời điểm làm thủ tục, tôi không làm cho cơ quan nào cả, thì tôi phải làm thế nào?  
2. Tôi có thể tra cứu bảng hệ số tính lương để quy đổi tính trung bình toàn bộ thời gian  làm việc, để tính lương hưu ở đâu? Nếu VP Luật sư có thì cho tôi xin được không?
Rất mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn VP Luật sư và mong sớm nhận được hồi  đáp.
 
Trả lời
 
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:
 
Về giám định suy giảm khả năng lao động. Trong cả hai trường hợp bác muốn nghỉ hưu (năm 45 tuổi), thời điểm lúc đó là vào năm 2017 nên sẽ áp dụng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014. Về giám định mức suy giảm khả năng lao động được quy định tại Khoản 5 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
 
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
 
Như vậy, vào năm 45 năm tuổi bác có thể tự đi khám giám định mà không cần giấy giời thiệu của người sử dụng lao động. Hiện tại, Luật bảo hiểm xã hội 2014 chưa có hiệu lực nên bác phải chờ các văn bản hưởng dẫn cụ thể sau này về thủ tục giám định suy giảm khả năng lao động.
 
Về mức bình lương để tính lương hưu là dựa vào số tiền lương bác đã đóng BHXH (được ghi trong sổ BHXH), không có bảng để quy đổi. Bác đóng bảo hiểm được 19 năm tức là tham gia bảo hiểm từ năm 1996, nên mức bình quân tiền lương để tính lương hưu được áp dụng theo quy định tại Khoản b Điều 62 Luật bảo hiểm y tế 2014:
 
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
 
Tức là, tiền lương hưu sẽ nhận bằng bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 6 năm trước khi nghỉ hưu.

 

Trân trọng.
CV Khánh Linh - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo