Nông Bá Khu

Quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản

Trong mọi lĩnh vực mọi ngành nghề lao động nữ đang ngày càng chiếm tỉ lệ khá đông và giữ vị trí không kém phần quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình làm việc có thể bị gián đoạn một chút khi thực hiện thiên chức vĩ đại là làm mẹ. Chế độ thai sản cũng như các chính sách hay ưu đãi dành cho phái nữ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho họ vừa hoàn thành việc công vừa làm tốt thiên chức làm mẹ chăm sóc gia đình.

1. Luật sư tư vấn về chế độ thai sản

Chế độ thai sản đối tượng được hưởng là người lao động có đóng BHXH tại thời gian nhất định theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội. Căn cứ mức đóng BHXH hàng tháng của người lao động để tính mức hưởng chế độ thai sản.

Câu hỏi mà rất nhiều người lao động nữ thắc mắc là phải đóng BHXH bao nhiêu tháng thì sẽ được hưởng chế độ thai sản? Khi đóng BHXH bị ngắt quãng thì có được hưởng chế độ này không?

Mời bạn đọc quan tâm về vấn đề này tham khảo bài viết tư vấn giải quyết tình huống sau để biết thêm thông tin.

2. Tư vấn về quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn. Tôi làm việc tại Viện A từ tháng 5/20xx đến nay. Tôi tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm bắt buộc. Hiện nay tôi có thai 13 tuần, nhưng do điều kiện sức khoẻ nên tôi đã xin nghỉ không lương tháng 5/20xx và vẫn đóng tiền bảo hiểm của tháng này. Dự kiến sinh là ngày 1/12/20xx. Vậy tôi xin hỏi nếu từ tháng 6/20xx tôi xin thôi việc thì khi sinh tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Mong luật sư tư vấn.

Trả lời tư vấn:

Chào chị, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi đã tư vấn như sau:

Đối tượng được nghỉ việc và hưởng trợ cấp chế độ thai sản phải thuộc diện đóng BHXH bắt buộc. Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

Không bắt buộc người lao động nữ phải đóng BHXH liên tiếp thời gian 6 tháng trước khi sinh hay phải đóng BHXH ở tháng ngay trước tháng sinh. Chỉ cần đóng đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Như vậy, điều kiện hưởng chế độ thai sản là chị phải đóng đủ 6 tháng trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh.

Điều 31 trên được hướng dẫn bởi Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”

Ngày dự sinh của chị là vào tháng 12/20xx. Nếu chị sinh vào ngày trước 15/12/20xx hoặc sinh sau ngày 15 tháng này nhưng không đóng BHXH tháng 12. Như vậy, thời hạn 12 tháng trước sinh sẽ được tính từ 12/20xx đến 11/20xx. Chị đóng liên tục từ tháng 12/20xx đến tháng 05/20xx, vừa tròn 6 tháng.

Nếu ngày sinh của chị sau ngày 15/12/20xx và tháng 12 chị vẫn đóng BHXH thì 12 tháng trước khi sinh được tính từ đầu năm đó là từ tháng 1 đến tháng 12. Chị đóng từ tháng 1 đến tháng 5 và thêm cả tháng 12 thì vừa đủ 6 tháng.

Như vậy trong cả hai trường hợp trên chị đã đóng vừa đủ 6 tháng BHXH trong vòng 1 năm trước khi sinh nên chị đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản.

---

3. Quy định về hưởng chế độ thai sản

Câu hỏi:

Chào luật sư! Tôi làm việc tại một công ty ở Bình Dương được 13 năm và ngày 1.6.2015 tôi đã nghỉ việc . Đến ngày 1.7.2015 thì tôi có mang thai được 1 tháng . Vì vậy tôi không thể tiếp tục đi làm ở nơi khác . Cho tôi hỏi như vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản hay không? Quy định thế nào? Rất mong lời trả lời của luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi đề nghị tư vấn đến Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
 
Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 

Bạn mang thai vào tháng 6/20xx, như vậy là bạn sẽ dự sinh vào khoảng tháng 2/201x. Trong khi đó, bạn đã dừng đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 6/20xx nên thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn chưa đủ 6 tháng trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con. Do đó, bạn sẽ không đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản theo quy định của bảo hiểm xã hội.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo