Luật gia Nguyễn Nhung

Quy định về chuyển công tác đối với viên chức hiện nay?.

Việc chuyển công tác của công chức, viên chức được pháp luật quy định như thế nào? Quyền, lợi ích của viên chức khi thuyên chuyển công tác bao gồm các chế độ gì? … Nếu bạn đang có những thắc mắc về các vấn đề trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

1. Luật sư tư vấn về chuyển công tác của viên chức

Thuyên chuyển viên chức là vấn đề khúc mắc của nhiều viên chức làm việc cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu bạn đang nằm trong diện chuyển công tác viên chức bạn cần phải nắm rõ các quy định pháp luật về chuyển viên chức để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nếu bạn có thắc mắc hoặc chưa rõ về vấn đề chuyển công tác viên chức hãy liên hệ với chúng tôi để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cụ thể về các vấn đề như:

- Quy định pháp luật về chuyển công tác viên chức;

- Điều kiện thuyên chuyển công tác viên chức;

- Hệ quả pháp lý về thuyên chuyển công tác viên chức;

- Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến thuyên chuyển công tác viên chức.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống sau đây để tham khảo các thông tin về điều kiện, thủ tục, … chuyển công tác viên chức:

2. Tư vấn về chuyển công tác viên chức

Câu hỏi:

Em xin kính chào các anh chị Luật sư, em xin được hỏi và mong anh chị tư vấn quy định về chuyển công tác đối với viên chức đang được áp dụng hiện nay ạ! Em xin trân trọng cảm ơn! 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, căn cứ Theo Luật viên chức năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012 quy định liên quan về chuyển công tác đối với viên chức bao gồm như sau:

Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc

4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Thay đổi vị trí việc làm

1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.

2. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này.

Điều 36. Biệt phái viên chức

1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.

2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.

4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Thứ hai, căn cứ theo Nghị định số: 29/2012/NĐ – CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức như sau:

Điều 26. Biệt phái viên chức

1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

2. Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Trường hợp một số ngành, lĩnh vực đặc thù yêu cầu phải có thời hạn biệt phái dài hơn thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái tiếp tục quản lý, theo dõi trong thời gian viên chức được cử đi biệt phái.

4. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận viên chức biệt phái có trách nhiệm phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác đối với viên chức đó.

5. Viên chức được cử biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 36 Luật viên chức.

Thứ ba, căn cứ theo Nghị định số: 158/2007/NĐ – CP quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức,viên chức như sau:

Điều 5. Nội dung và hình thức thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác

1. Nội dung định kỳ chuyển đổi vị trí công tác: 

a) Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác từ bộ phận này sang bộ phận khác cùng chuyên môn, nghiệp vụ trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý;

b) Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức và đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 2 nghị định này.

2. Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác chỉ được thực hiện bằng việc ban hành quyết định điều động, bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 6. Những trường hợp chưa thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác    

1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.

2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra hoặc có liên quan đến công việc đang bị thanh tra, kiểm tra.

3. Cán bộ, công chức, viên chức đang điều trị bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế, đi học dài hạn hoặc được cử đi biệt phái.

4. Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (do vợ mất hoặc trường hợp khách quan khác) thì cán bộ, công chức, viên chức nam cũng được áp dụng như cán bộ, công chức nữ quy định tại khoản này.

Thứ tư, căn cứ theo Nghị định số: 150/2013/NĐ – CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ – CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ  chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:

4. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Thời hạn định kỳ chuyển đổi

Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này ban hành văn bản quy định cụ thể thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan.”.

5. Khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đề nghị với cơ quan có thẩm quyền quản lý cấp trên trực tiếp quyết định chuyển đổi”.

-------

3. Thời điểm tính nâng bậc lương thường xuyên của công chức, viên chức

Câu hỏi:

Chào công ty Luật Minh Gia. Tôi có một câu hỏi muốn nhờ Công ty giải đápNăm 2013 tôi được kí hợp đồng lao động ngắn hạn (1 năm) vào công tác tại Nhà nước.Đến năm 2014, hết hợp đồng, tôi ký tiếp hợp đồng vô thời hạn (hợp đồng chờ tuyển công chức).Năm 2016 tôi được tuyển vào công chức ngạch chuyên viên.Vậy đến năm nay là 2017 thì tôi có được nâng lương không?? (Từ 2014 đến 2017 là 3 năm) hay thời gian để tính nâng lương bắt đầu từ năm 2016 là năm tôi được vào công chức Nhà nước (nghĩa là 3 năm sau, đến năm 2019 tôi mới được nâng lương).Kính mong được sự tư vấn của quý công ty

Trả lời:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau

Đối với trường hợp bạn là công chức, viên chức nếu chưa xếp bậc cuối cùng trong ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức thì sẽ được nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh. Cụ thể Điều 2 Thông tư 08/2013/TT- BNV quy định về chế độ nâng bậc lương thường xuyên như sau:

"Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:

1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng."

Nếu ngạch của bạn yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên thì bạn phải đảm bảo điều kiện sau 3 năm giữ bậc lương trong ngạch để được xem xét nâng bậc lương thường xuyên. Do đó, thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên của bạn là từ năm 2016 ( là thời gian bạn bắt đầu giữ ngạch chuyên viên).

Trên đây là toàn bộ phần tư vấn về chế độ nâng lương thường xuyên của công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169