Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quy định về bắt bị can - bị cáo để tạm giam

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Vậy pháp luật quy định trường hợp nào được bắt bị can, bị cáo để tạm giam? Thủ tục bắt tạm can, bị cáo để tạm giam như thế nào? Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục này? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về Pháp luật hình sự

Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, hình tình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp. Để hạn chế cũng như ngăn chặn các hành vi tội phạm nghiêm trọng hay đặc biệt nghiệm tiếp tục xảy ra, bắt bị can, bị cáo để tạm giam là một trong những biện pháp được áp dụng hữu hiệu. Tuy nhiên, đây là một trong những biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nên không phải mọi trường hợp đều được áp dụng biện pháp này. Cũng như khi áp dụng biện pháp ngăn chặn này, cơ quan có thẩm quyền phải tuân thủ các quy định pháp luật về bắt bị can, bị cáo để tạm giam theo quy định bộ luật tố tụng hình sự. Pháp luật quy định cụ thể về việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bị can, bị cáo tránh hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn để xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào lien quan đến vấn đề bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề mình đang vướng mắc.

2. Tư vấn về việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định và hướng dẫn cụ thể tại Luật Tố tụng hình sự số 19/2003/QH11, quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Nội dung cụ thể như sau:

1. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

b) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;

d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

bat-bi-can-bi-cao-de-tam-giam-jpg-27052014075921-U1.jpg

Quy định về Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

2. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

 3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169