Vũ Thanh Thủy

Quy định thăm gặp người bị tạm giam, tạm giữ và tội cưỡng đoạt tài sản

Xin cho em hỏi? Chồng em được giam từ ngày 05/03/2015 vì tội cưởng đoạt tài sản có 1 tiền án tiền sự nhưng chưa gặp mặt phải làm giấy xác nhận và ở tù bao nhiêu năm? xin cảm ơn luật sư.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trong quá trình bị tạm giam, người bị tạm giam được quyền gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 13/2014/VBHN-BCA ngày 7 tháng 4 năm 2014 ban hành quy chế về tạm giữ, tạm giam: “Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá một giờ mỗi lần gặp. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải bố trí buồng thăm gặp trong khu vực quản lý của mình để người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân trong trường hợp họ được phép. Luật sư hoặc người bào chữa khác được gặp người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.” Để được thăm gặp người bị tạm giam, người bị tạm giữ thì chị phải điền vào mẫu đơn có sẵn tại nhà tạm giữ, trại tạm giam. Đó là “Đơn Xin Gặp Người Bị tạm Giữ/Tạm Giam” để thăm gặp chồng chị, nếu chị muốn gửi quà thì chị điền vào mẫu đơn “Phiếu Gửi quà”.

Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự 1999:

1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

A) Có tổ chức;
B) Có tính chất chuyên nghiệp;
C) Tái phạm nguy hiểm;
D) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
Đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tùy theo mức độ của hành vi phạm tội của chồng chị để ra quyết định về mức án. Tại thời điểm chồng chị thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản mà chồng chị chưa được xóa án tích bởi tiền án đã gây ra trước đó thì chồng chị sẽ bị tăng năng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điểm G Khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự 1999: “G) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quy định thăm gặp người bị tạm giam, tạm giữ và tội cưỡng đoạt tài sản. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV-Mạnh Thắng - Công ty luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo