LS Hoài My

Quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

Luật sư tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật hiện hành. Tư vấn về trình tự, thủ tục, thời gian xét xử vụ án và các vấn đề pháp lý khác có liên quan theo quy định. Nếu bạn gặp vấn đề này cần tư vấn, hỗ trợ giải đáp những thắc thắc, đưa ra hướng giải quyết đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi.

1. Luật sư tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

Quan hệ lao động là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình lao động. Trong quan hệ này một bên tham gia với tư cách của người lao động, có nghĩa vụ phải thực hiện theo yêu cầu của bên kia và có quyền nhận thù lao từ công việc đó. Bên thứ hai là người sử dụng lao động, có quyền sử dụng sức lao động của người lao động và có nghĩa vụ phải trả thù lao về việc sử dụng sức lao động của người lao động. Các bên xác lập quan hệ lao động thông qua hợp đồng lao động, tuy nhiên việc xác lập, thực hiện hợp đồng lao động liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích các bên nên thường không tránh khỏi những tranh chấp phát sịnh. Vậy thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động được pháp luật quy định như thế nào? Nếu bạn gặp vấn đề này nhưng không có thời gian tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi  1900.6169, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động ;

+ Trình tự ,thủ tục giải quyết ;

+ Thời gian xét xử vụ án ;

2. Quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

Nội dung tư vấn: Xin chào luật sư, tôi bị công ty chấm dứt hợp đồng không lý do. Và tôi cũng đã nhờ Sở lao động thương binh - xã hội và đã 2 lần hòa giải nhưng về phía công ty không ai đại diện hết, vậy luật sư tôi nộp đơn kiện tại toà án nào ạ, nơi cty tôi đang làm việc, hay nơi tôi đang sinh sống? Theo luật sư tôi có thể khởi kiện công ty tại nơi tôi sinh sống không? Và nếu trong quá trình khởi kiện công ty không có mặt tại tòa án thì liệu tôi có được hưởng quyền lợi của tôi đưa ra không, và mất khoản bao lâu thì mới xét xử xong. Kính mong luật sư giúp tôi chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng không có lý do và bạn đã nhờ Sở lao động thương binh-xã hội hòa giải. Đây là tranh chấp lao động cá nhân về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Điều 201 Bộ luật Lao động quy định: “1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Theo đó, đối với tranh chấp về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải.

Như vậy, trong trường hợp của bạn không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải. Bạn có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án trực tiếp giải quyết.

Điểm c, khoản 1, Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này” thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Và khoản 1 Điều 39 Luật này quy định Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

…”

Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

....

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

Theo quy định pháp luật nên trên Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc Tòa án cấp huyện nơi bị đơn có trụ sở, nếu các đương sự có thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú của nguyên đơn thì Tòa án cấp huyện nơi nguyên đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết.

Trong trường hợp của bạn, Tòa án có thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án cấp huyện nơi công ty bạn đặt trụ sở hoặc nơi bạn cư trú.  Theo đó, bạn có thể lựa chọn Tòa án nơi mình cư trú để giải quyết.

Thời gian xét xử vụ án:

Theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án( nếu đơn khởi kiện đã đầy đủ nội dung, không cần sửa đổi, bổ sung, có tài liệu, chứng cứ kèm theo). Thời hạn chuẩn bị xét xử là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án ( trường hợp nếu vụ án có tình chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử  không quá 01 tháng). Và trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án mở phiên tòa, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa là 02 tháng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo