Phụ cấp được hưởng khi kiêm nhiệm các chức danh lãnh đạo xã
Câu hỏi 1: Nội dung yêu cầu tư vấn: Luật sư tư vấn về mức phụ cấp được hưởng khi kiêm nhiệm các chức danh lãnh đạo xã như sau: Tôi hiện nay là phó Bí Thư Đoàn xã, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Tháng 6/ 202x tôi có quyết định làm chủ tịch MTTQ xã. Hiện nay tôi vẫn phải làm cả hai nhiệm vụ nhưng tôi lại chỉ được tính phụ cấp của chủ tịch MTTQ với hệ số phụ cấp là 0.2 . Như vậy có đúng quy định pháp luật không? Xin cảm ơn!
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về chức vụ, chức danh như sau:
“1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.”
Đồng thời căn cứ Điều 20 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh như sau:
“1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định này thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
…”
Như vậy, có thể thấy chức danh phó Bí thư đoàn xã không phải là cán bộ cấp xã, do vậy trường hợp của bạn sẽ không được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm.
Câu hỏi 2: Nội dung yêu cầu tư vấn: Tôi vào biên chế năm 2016 cho tới nay và được hưởng chế độ thu hút từ 2016.Tuy nhiên, năm 202x-202x, trường-xã chúng tôi bị cắt thu hút. Từ tháng 3/201x-202x trường chúng tôi lại được trở lại nhưng chỉ được ở điểm chính, vì vậy chúng tôi phải luân phiên thay nhau vào theo năm học để hưởng thu hút. Từ 201x đến nay hưởng cả không tính. Vậy xin luật sư cho tôi hỏi:Cách tính lâu năm như thế nào khi chúng tôi phải thay nhau vào theo năm học,chúng tôi có được tính lâu năm xuyên suốt không hay cũng tính theo năm học. Cụ thể với tôi: từ năm 202x-202x: 3 năm; từ 201x-202x: 6 năm 2 tháng hay tính như thế nào? Thực tế tôi mới được hưởng lâu năm từ tháng 12/2015 đến nay là đúng hay sai. Nếu sai,tôi phải làm như thế nào?
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, thời gian tính phụ cấp lâu năm như sau: “1. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn)…” Như vậy, thời gian hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian ngắt quãng thì được cộng dồn.
Trân trọng!
Phòng luật sư tư vấn – Công ty Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất