Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Phụ cấp độc hại đối với văn thư

Hỏi: Tôi là một nhân viên văn thư tại đơn vị sự nghiệp thuộc huyện, tôi vào làm việc từ tháng 4 năm 2014. Công việc thì cũng bình thường, kho lưu trữ tại đơn vị không có, tôi có 1 phòng làm việc ở tầng trệt, có 2 tủ sắt đựng tài liệu ở phòng làm việc, chủ yếu lưu trữ cong văn đi đến của đơn vị.

Đến nay đã hơn 1 năm nhưng tôi vẫn không được hưởng phụ cấp, lúc mới vào làm tôi nghỉ mình đang trong thời gian tập sự nên không được hưởng phụ cấp, nhưng bây giờ hết thời gian 1 năm tập sự mà tôi vẫn không thấy có phụ cấp, xin luật sư giúp tôi như trường hợp của tôi có được hưởng phụ cấp không ạ? Hay là khối lượng hồ sơ công văn ít nên tôi không được hưởng phụ cấp? Xin luật sư hãy giúp tôi với?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn theo như thông tin mà bạn cung cấp thì hiện tại đơn vị vẫn chưa chi trả phụ cấp đối với người làm công việc văn thư lưu trữ. Căn cứ vào quy định của Công văn 2939/BNV-TL có quy định về mức hưởng đối với người làm công việc văn thư lưu trữ như sau:

"Căn cứ quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm việc trong các kho lưu trữ thuộc các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước như sau:

1) Mức 2, hệ số 0,2 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ.

2) Mức 3, hệ số 0,3 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công việc khử trùng tài liệu, tu sửa phục chế tài liệu hư hỏng.

Cách tính trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết./."

Căn cứ vào quy định trên, những người trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ thì đều đủ điều kiện để được hưởng hệ số phụ cấp độc hại là 0,2. Tuy công việc của người văn thư là không thường xuyên nhưng hiện nay luật không có quy định về mức độ công việc văn thư có phải làm thường xuyên hay không mà chỉ quy định về công việc mà văn thư phải làm. Nếu như người văn thư đó vẫn tiến hành làm việc như bình thường và công việc phải làm đúng như quy định trên thì họ hoàn toàn có quyền hưởng phụ cấp văn thư. Tuy nhiên, nếu thấy trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc thì các địa phương có quyền làm đơn thư yêu cầu gửi về Bộ Nội Vụ yêu cầu giải quyết. về việc gửi đơn thư yêu cầu hỗ trợ giải quyết, khi thấy nội dung của quy định chưa phù hợp với điều kiện thực tế, bạn có thể làm đơn yêu cầu gửi lên lãnh đạo huyện yêu cầu xem xét về việc trả phụ cấp. Lãnh đạo huyện sẽ có nghĩa vụ yêu cầu hướng dẫn cụ thể từ lãnh đạo tỉnh và khi có quyết định cụ thể thì tiếp tục tiến hành việc chi trả phụ cấp cũng như truy thu lại phụ cấp cho người nhân viên này, bởi lẽ quy định về hưởng phụ cấp đã có từ năm 2005. Hiện nay đã rất nhiều tỉnh đã có thông báo hướng dẫn cụ thể về việc chi trả phụ cấp cho nhân viên lưu trữ. Việc lãnh đạo tỉnh đã ra quyết định chỉ đạo thực hiện chi phụ cấp nhưng không nói rõ căn cứ nào thì đây là thiếu xót cảu lãnh đạo tỉnh. Hiện nay công văn 2939/BNV-TL có quy định về mức hưởng đối với người làm công việc văn thư lưu trữ đã hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết cũng như nêu căn cứ pháp lý để thực hiện chế độ phụ cấp cho nhân viên lưu trữ. Vì vậy đơn vị bạn phải tuân thủ theo đúng quy định tại Công văn này.

Trân trọng

 

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169