Lại Thị Nhật Lệ

Phẫu thuật thẩm mỹ là gì? Vi phạm về PTTM xử phạt thế nào?

Xã hội ngày một phát triển dẫn đến điều kiện sống của con người cũng ngày một được cải thiện. Khi đó, ngoài việc con người hướng đến việc đảm bảo cuộc sống tối thiểu mà còn mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống đó. Chính vì lẽ đó mà ngày càng có nhiều người hướng đến “vẻ đẹp toàn mĩ” bằng phương pháp phẫu thuật thẩm mĩ. Vậy phẫu thuật thẩm mỹ là gì? Vi phạm về phẫu thuật thẩm mĩ thì xử phạt thế nào? Để tìm hiểu những thông tin trên bạn có thể tham khảo bài viết sau của Luật Minh Gia để được giải đáp.

1. Phẫu thuật thẩm mỹ là gì?

Phẫu thuật thẩm mỹ là một chuyên ngành phẫu thuật liên quan đến việc phục hồi, tái thiết hoặc thay đổi cơ thể con người. Nó có thể được chia thành hai loại. Đầu tiên là phẫu thuật tạo hình bao gồm phẫu thuật sọ não, phẫu thuật tay, phẫu thuật vi phẫu và điều trị bỏng. Loại thứ hai là phẫu thuật thẩm mỹ. Trong khi phẫu thuật tạo hình nhằm mục đích tái cấu trúc một bộ phận của cơ thể hoặc cải thiện chức năng của nó, phẫu thuật thẩm mỹ nhằm mục đích cải thiện vẻ ngoài. Cả hai kỹ thuật này đều được sử dụng trên toàn thế giới.

2. Vi phạm các quy định về phẫu thuật thẩm mĩ được xử lý như thế nào?

* Về việc xử lý vi phạm trong trường hợp cơ sở phẫu thuật thẩm mĩ hoạt động trái phép

- Xử phạt hành chính

Theo điểm a khoản 6 điều 39 nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:

“6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động; hoặc tại địa điểm không được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;

Như vậy, cơ sở thẩm mỹ viện hoạt động trái phép có thể bị phạt hành chính lên tới 50 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể bị đình chỉ hoạt động của cơ sở; trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng theo điểm c khoản 7 điều 39 nghị định 117/2020.

…”

- Xử lý hình sự

Ngoài chế tài xử lý vi phạm hành chính; thì nếu trong thời gian hoạt động, các cơ sở này gây ra hậu quả chết người; hoặc tổn thương về sức khỏe của những khách hàng đến thực hiện dịch vụ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 315 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo quy định Bộ Luật Hình sự năm 2015.

“Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác

1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thuộc một trong các trường hợp dưới đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

* Về việc xử lý cơ sở phẫu thuật thẩm mĩ trong trường hợp khách hàng xảy ra tai biến sau khi thực hiện phẫu thuật thẩm mĩ

Theo quy định tại Điều 76 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 thì trách nhiệm của cơ sở phẫu thuật thẩm mĩ trong trường hợp khách hàng bị tai biến được xác định như sau:

Điều 76. Trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh hoặc trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 73 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa mua bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật.

 2. Ngoài việc bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 73 của Luật này thì cơ sở”

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169