Phân tích tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 259 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
a. Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể:
+ Tội phạm này xâm phạm chế độ nghĩa vụ quân sự do Nhà nước quy định.
+ Đối tượng tác động của tội phạm này chính là hành vi của người phạm tội. Người phạm tội tự tác động lên hành vi của mình, khiến cho hành vi của mình vi phạm các quy định về nghĩa vụ quân sự của mọi công dân.
- Khách quan:
Hành vi phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự được thể hiện thông qua các hành vi sau:
+ Không chấp hành quy định của Nhà nước về đăng ký nghĩa vụ quân sự là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc đăng ký nghĩa vụ quan sự theo quy định của pháp luật như: đã có lệnh gọi, nhưng không đến cơ quan quân sự đăng ký nghĩa vụ quan sự hoặc đến không đúng thời gian, địa điểm đăng ký…
+ Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là hành vi của người đăng ký nghĩa vụ quan sự, có lệnh gọi nhập ngũ nhưng không nhập ngũ hoặc đã đến nơi nhập ngũ lại bỏ trốn không thực hiện các thủ tục cần thiết để nhập ngũ.
+ Không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện là trường hợp người có đủ điều kiện theo quy định của luật nghĩa vụ quan sự phải có nghĩa vụ huấn luyện và đã có lệnh gọi tập trung huấn luyện nhưng không đến nơi tập trung huấn luyện hoặc có đến nhưng bỏ về nên không thực hiện được trương trình huấn luyện.
Cơ sở để xác định hành vi vi phạm thuộc tội này là quy định của Luật nghĩa vụ quânsự. Những hành vi nêu trên chỉ bị coi là tội phạm khi đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này và chưa được xoá án tích về hành vi này mà còn vi phạm. Hành vi “trốn tránh” nếu thực hiện trước khi địa phương giao quân cho đơn vị quân đội tiếp nhận thì mới cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi này xảy ra sau đó thì chỉ có thể cấu tội đào ngũ.
- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thực hiện hành vi với mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Nếu không có mục đích này thì không cấu thành tội phạm.
- Chủ thể: đối với hành vi không chấp hành quy định của Nhà nước về đăng ký nghĩa vụ quân sự là công dân Việt Nam, nam đủ 17 tuổi; hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là nam đủ 18 tuổi đến đủ 27 tuổi.
b, Hình phạt
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất