Phải làm thế nào khi bị cấp trên chèn ép, buộc viết đơn thôi việc?
Không làm việc với nhà phân phối được ( không lý do cụ thể - không văn bản); Không điều khiển NVBH được ( không lý do cụ thể- không văn bản ); Không cập nhật danh sách điểm bán MCP đầy đủ ( tôi có gửi mail danh sách ); Trong khi đó chỉ tiêu doanh số các tháng vẫn đạt 100% trở lên; Hợp đồng của tôi trong thời gian 03 năm ( tôi làm được 1 năm ). Vậy người quản lý này gửi mail nói tôi phải nghỉ việc ( cũng nói trong điện thoại là có thể cho tôi nghỉ bất kỳ lúc nào ). Xin luật sư cho hỏi nếu như người quản lý hành động và thực hiện như vậy có đúng luật không ? Họ ra quyết định cho nghỉ việc tôi phải làm sao ? Tôi xin cám ơn luật sư.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi, trường hợp của bạn, theo Điều 38 Bộ luật lao động quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, như sau:
"1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
.......
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng".
Theo thông tin bạn cung cấp, người quản lý đã yêu cầu các nhân viên tự viết đơn xin nghỉ việc. Đây là vấn đề thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động không trái với quy định của pháp luật.Tuy nhiên, do là thoả thuận nên bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý viết đơn xin thôi việc.
Nếu bạn không tự nguyện viết đơn, người quản lý đó cũng không có quyền đơn phưng chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012.
Nếu bị đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có lý do chính đáng, bạn có thể gửi đơn đến lãnh đạo công ty để kiến nghị về quyết định cho thôi việc này hoặc gửi đơn trực tiếp đến phòng lao động, thương binh và xã hội tại địa phương để được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Theo điều 42 của Bộ Luật lao động năm 2012 thì Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định như sau:
"1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
...............
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước."
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất