Luật sư Đào Quang Vinh

Phá hoại tài sản của người khác phạm tội gì?

Vào ngày ..02/2016, có một nhóm đối tượng đòi nợ thuê sử dụng vũ khí tự chế, gậy kim loại, bình xịt cứu hỏa ... lên thôn tôi đòi nợ, đập phá 1 quán cafe, đánh khách uống cafe... ( người nợ nhóm đối tượng trên là nhân viên trong quán) Anh tôi không hề có mâu thuẫn hay quen biết với nhóm đối tượng trên và là người hùn vốn chung mở quán cafe đó.


Anh tôi ra can ngăn thì bị nhóm người trên dùng vũ khí thô sơ, tự chế đánh, trong lúc tự vệ có lấy gạch vỡ ven đường ném vào kính ô tô của các đối tượng. Nay các đối tượng tố cáo anh tôi phá hoại tài sản, điều tra viên điện thoại mời anh tôi lên phối hợp điều tra. Sau đó 1 ngày thông báo tạm giữ về hành vi gây mất trật tự công cộng. Vậy đề nghị quý cơ quan nghiên cứu xem công an huyện ra quyết định tạm giữ anh tôi là đúng hay sai? Anh tôi có vi phạm vào điều khoản nào của Bộ luật hình sự không? 

Trả lời, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia về câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo Điều  Điều 143, luật hình sự năm 1999 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:
 
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.
 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
 
a) Có tổ chức;
 
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
 
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
 
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
 
b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
 
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
 
b)  Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
 
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Căn cứ vào quy định trên và những gì bạn đã trình bày thì anh bạn đã phạm vào tội hủy hoại tài sản của người khác. Vì bạn không nói giá trị của chiếc xe là bao nhiêu và sau khi anh bạn ném vào chiếc xe đó mà lại không giám định xem thiệt hại của chiếc xe đó là bao nhiêu phần trăm hay nói cách khác tổn thất của chiếc xe vào khoảng bao nhiêu tiền. Còn như bạn nói Công an chỗ bạn mời anh bạn lên phối hợp điều tra, sau đó 1 ngày lại tạm giữ anh bạn về hành vi gây rối trật tự công cộng. Điều 245 Bộ luật hình sự Tội gây rối trật tự công cộng quy định như sau:
 
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
 
-Về mặt khách thể của tội phạm
 
Tội gây rối trật tự công cộng là tội xâm phạm đến an toàn công cộng, đến các quy tắc, sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi…ở nơi công cộng.

- về mặt khách quan của tội phạm

a. Hành vi khách quan

Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như:
 
tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mất trật tự công cộng; đuổi đánh nhau, hò hét gây náo động ở nơi công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng, đập phá các tài sản trong các, quán ăn, quán giải khái có đông người. v.v…
 
b. Hậu quả

Hậu quả của hành vi  gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất và phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội.

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên thì, rõ ràng anh bạn không hề phạm phải tội này vì anh bạn khi thấy nhóm thanh niên kia đến đập phá đòi nợ nhận viên trong quán Cafe mà anh bạn góp vốn mở nên đã tham gia vào với mục đích là ngăn chặn, hơn nữa anh bạn và chủ quán café lại càng không liên quan đến nhóm đòi nợ thuê đó, trong khi đó nhân viên trong quán làm việc cho anh bạn nợ họ mà họ lại đập phá đồ đạc trong quán cafe của anh bạn. Lúc này đáng lẽ bạn phải kiện họ về tội gây rối trật tự công cộng chứ không phải là anh bạn. Khoản 2 Điều 245 Luật trên quy định như sau:
 
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
 

 
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
 
b) Có tổ chức;”
 
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, hành vi dùng hung khí đến đập phá quán café của nhóm đối tượng  để đòi nợ thuê đã vi phạm pháp luật, gây mất trật tự công công. Anh bạn có thể kiện họ về tội gây rối trật trật tự công cộng theo điểm a,b khoản 2 Điều 145 Bộ luật hình sự.
 
Quay trở lại trường hợp anh bạn, không có lý do gì để bên cơ quan công an nơi bạn giam giữ anh bạn về hành vi gây rối trật tự công cộng. Hành động giam giữ người của cơ quan công an huyện nơi bạn là sai hoàn toàn. Còn về chiếc xe, nếu như giám định tổn thất của chiếc xe không đáng kể, không đến mức nghiêm trọng thì anh bạn có thể bồi thường thiệt hại cho bên kia về tài chính chứ không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Vấn đề này đòi hỏi cơ quan điều tra chỗ bạn phải làm rõ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Phá hoại tài sản của người khác phạm tội gì?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV.Phan Thị Uyên – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn