Phá hoại tài sản của người khác có vi phạm luật không?
1. Luật sư tư pháp luật hình sự
Trong quá trình tư vấn pháp luật hình sự có các khách hàng, công ty Luật Minh Gia nhận thấy có rất nhiều trường hợp cần tư vấn liên quan đến hành vi cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác. Hành vi vi phạm này chủ yếu xảy ra khi các bên có tranh chấp và không kiềm chế được hành vi của mình. Hành vi cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác tùy từng mức độ có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu bạn cũng đang có các thắc mắc liên quan đến hành vi cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác cần tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành thì bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được bộ phận tư vấn pháp luật hình sự của chúng tôi giải đáp cụ thể các vấn đề này.
2. Phá hoại tài sản của người khác có vi phạm luật không?
Câu hỏi: Thưa luật sư cho tôi hỏi. Chồng tôi đang trong giờ làm việc cho một công ty Trung Quốc thì có biểu tình xảy ra. Chồng tôi đã quá khích chạy theo hô hào đập phá. Chồng tôi còn lấy của công ty một máy nước nóng lạnh nhưng đang trên đường chở về thì công an xã đã thu hồi. 3 ngày sau đó chồng tôi bị bắt giữ. Đã một tuần rồi mà tôi chưa nhận được thông báo về là cơ quan nào bắt và bị giam ở đâu. Hiện tại tôi rất lo lắng cho chồng mình. Xin luật sư tư vấn giúp tôi là chồng tôi phạm tội nặng không? có bị tù không? làm sao để tôi gặp được chồng tôi. Tôi xin cảm ơn.
Trả lời: Luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:
I. Về hành vi vi phạm của chồng chị:
Trước tiên, về hành vi của chồng chị hô hào đập phá công ty Trung Quốc, nếu hủy hoạt hoặc làm hư hỏng tài sản công ty thì chồng chị có thể bị truy tố về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1.107 Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm,
Thứ hai, về hành vi lấy máy nước nóng lạnh của công ty:
Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như sau:
Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ88.
Và căn cứ tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Như vậy, nếu chồng chị lợi dụng rối loạn trật tự, không ai trông coi, mà chiếm đoạt khối tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh trộm cắp tài sản hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản như đã phân tích ở trên.
Do đó, việc truy tố chồng chị về tội danh nào, mức tù như thế nào còn phụ thuộc vào quá trình điều tra của cơ quan công an.
II. Về vấn đề bắt giữ chồng chị:
Hiện tại thông tin chị cung cấp khoongd dủ để xác định chồng chị đang bị tạm giữ hay tạm giam. Trường hợp bị tam giam, bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định tại Điều 119 như sau: Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết.
Do đó, nếu chồng bạn đang bị tạm giam thì việc bắt giữ chồng chị mà không thông báo cho gia đình, chính quyền địa phương biết là không đúng pháp luật. Nếu không biết chồng chị bị tạm giữ ở đâu, chị có thể đến cơ quan công an xã nhờ giúp đỡ.
Trường hợp choonfh chị bị tạm giữ thì thời gian tạm giữ là 3 ngày, có thể gia hạn 2 lần mỗi lần không quá 3 ngày. Tuy nhiên, việc tạm giữ không có quy định phải thông báo về cho gia đình mà người bị tạm giữ sẽ được nhận trực tiếp quyết định tạm giữ. Để tìm hiểu thêm thông tin, chị có thể nhờ sự giúp đỡ của cơ quan công an tại địa phương.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất