Đinh Ngọc Huyền

Ô nhiễm không khí là gì? Quy định pháp luật về BVMT

Ô nhiễm không khí có tác động lớn đến sức khỏe con người và môi trường, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm và có nguy vơ tử vong cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó, kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm không khí là rất quan trọng và nên nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Vậy ô nhiễm không khí là gì? Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành?...Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết Luật Minh Gia như sau.

1. Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí (ÔNKK) là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí.

2. Các nguồn gây ô nhiễm không khí

- Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp:

Ô nhiễm không khí do các hoạt động sản xuất công nghiệp được tạo ra khi ngành công nghiệp thải các loại khí, các dạng hơi, khói mù v.v... vào khí quyển và xảy ra ở những nhà máy công nghiệp như: nhà máy sản xuất ô tô, quần áo, bột giặt, thuốc tẩy, sản xuất đồ tiêu dùng v.v...

- Ô nhiễm không khí do giao thông

Giao thông cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí chính, ô nhiễm không khí do giao thông có thể chiếm khoảng 50% ÔNKK. Khí carbon monoxyd (CO) là nguồn gây ÔNKK chủ yếu được tạo ra do giao thông. Vào năm 1983, trong số lượng khí CO được thải vào môi trường, có tới 70% từ các loại động cơ giao thông. Ngày nay, các xe ô tô được sản xuất đều có gắn các máy chuyển đổi xúc tác, do vậy, đã giảm đáng kể lượng CO được thải vào môi trường.

CO là sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn, carbon dioxyd (CO2) là sản phẩm của quá trình đốt cháy hoàn toàn. Nitơ oxyd và hydrocarbon là những sản phẩm phụ khác của quá trình đốt cháy các sản phẩm xăng, dầu. Những sản phẩm này thực hiện các phản ứng quang hoá để tạo ra khói quang hoá, đây là một vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn.

– Ô nhiễm không khí do Nông nghiệp

Ô nhiễm không khí cũng được tạo ra do các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp. Ví dụ, sản lượng mùa màng tăng đáng kể từ khi hoá chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ) được sử dụng. Khi những sản phẩm này được sử dụng, chúng cũng góp phần gây ra ÔNKK. Ngoài ra, việc phân huỷ chất thải nông nghiệp trong đồng ruộng, ao hồ cũng tạo ra các chất ô nhiễm như mêtan (CH4), hydro  sulfua (H2S)

- Ô nhiễm do nguồn chất thải

Đốt rác thải và chất thải hữu cơ trong các bãi chôn lấp rác thải cũng phát sinh nhiều chất ô nhiễm độc hại như: bụi, NOx, CO, CO2 , SOx, THC, HCl, HF, dioxin/furan, hơi nước và tro vào khí quyển. Khí thải sinh ra từ các lò đốt rác cũng đang làm ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Trên toàn cầu, ước tính 40% chất thải được đốt công khai. Vấn đề nghiêm trọng nhất ở các khu vực đô thị hóa và các nước đang phát triển.

3. Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường

Nhằm thực thi các cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định đa phương về môi trường và xuất phát từ chính nhu cầu nội tại, Việt Nam đã ban hành và triển khai nhiều chính sách, pháp luật nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, hiện nay các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ môi trường được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành như sau:

- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam:

+ Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. (Điều 43).

+ Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại. (Khoản 3 Điều 63).

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020:

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Theo điều 6 của Luật này, những hành vi nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường như sau:

+ Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

+ Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

+ Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí. (5) Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

+ Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.

+ Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

+ Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

+ Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ôdôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.

+ Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Bộ luật Hình sự năm 2015:

Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định các tội phạm về môi trường như sau:

+ Tội gây ô nhiễm môi trường, không chỉ quy định trách trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, mà còn quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại gây ô nhiễm môi trường (Điều 235);

+ Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (điều 236);

+ Hành vi vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237);

+ Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (điều 239);

....''

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo